Khi còn nhỏ, dạy bé tô màu là hoạt động cần thiết vì nó không chỉ mang lại nhiều lợi ích mà còn có tính giáo dục rất cao. Bên cạnh đó, việc dạy bé tô màu cũng hỗ trợ phát triển rất nhiều kỹ năng nếu ba mẹ biết hướng dẫn bé học đúng cách. Vậy làm thế nào để bé hứng thú với bộ môn tô màu? Nên bắt đầu dạy bé tô màu khi mấy tuổi? Hay có cách nào giúp khắc phục sự thiếu tập trung của bé khi học tô màu không? Bài viết dưới đây của Luật Trẻ Em Thủ Đô sẽ giúp phụ huynh trả lời cho các thắc mắc trên.

Tại sao ba mẹ nên dạy bé tô màu?

Việc tập bé tô màu thường xuyên sẽ tạo cơ hội cho các bạn nhỏ phát triển về nhiều mặt, về trí tuệ lẫn thể chất.

tập bé tô màu
Dạy bé tô màu sớm mang lại rất nhiều lợi ích

Có rất ít phụ huynh biết được rằng dạy bé tô màu từ nhỏ sẽ giúp hỗ trợ cho quá trình phát triển của trẻ về nhiều khía cạnh như: vận động tinh, tính sáng tạo, khả năng cảm thụ về nghệ thuật,… Hơn nữa, đây còn là hoạt động bổ ích mà qua đó các bé có thể bộc lộ phần nào cá tính và sở thích riêng của mình đối với các sự vật ở thế giới xung quanh.

Đặc biệt, đối với những em bé thường xuyên được học vẽ và tô màu thì những kỹ năng như vận động tinh, kỹ năng giao tiếp được phát triển và hoàn thiện nhanh hơn so với những bạn bè cùng lứa tuổi nhưng ít vẽ và tô màu.

Về thể chất, nhờ hoạt động tô màu mà cơ tay và các ngón tay của bé trở nên linh hoạt, uyển chuyển hơn và hỗ trợ tích cực cho việc luyện viết chữ đẹp của bé sau này.

dạy trẻ pha màu nước
Các ba mẹ hãy cùng bé sáng tạo nghệ thuật để hỗ trợ cho quá trình phát triển của trẻ ở nhiều khía cạnh
Tham ngay khóa học vẽ tại Luật Trẻ Em Thủ Đô

Khi nào thì ba mẹ bắt đầu dạy bé tô màu?

Để có thể nắm bắt được thời gian thích hợp bắt đầu hoạt động dạy bé tô màu, ba mẹ hãy chú ý đến một số hành động hoặc khả năng nhận thức sau đây:

  • Trẻ có thể nhận dạng, phân biệt hoặc gọi tên được một số màu sắc cơ bản như xanh, đỏ, vàng,…
  • Trẻ biết cầm nắm khá chắc chắn các đồ vật, có thể khéo léo sử dụng cũng như điều khiển chúng
  • Trẻ có thể tự ngồi chơi đồ chơi hoặc ngồi tập trung trong khoảng thời gian 15-20 phút mà không bỏ dở
  • Bé đã ngồi vững và có tư thế ngồi tốt
Xem Thêm:   Gợi Ý Bé Chủ Đề Vẽ Tranh 20-11 Đẹp Và Ý Nghĩa Nhất

Thông thường, các bạn nhỏ từ 2 tuổi trở lên là có thể đã bắt đầu dạy tô màu các tranh đơn giản được rồi ba mẹ nhé!

Trẻ từ 2 tuổi trở lên là đã có thể học vẽ và tô màu
Trẻ từ 2 tuổi trở lên là đã có thể học vẽ và tô màu

Khả năng tập vẽ và tô màu của bé phát triển theo từng giai đoạn ra sao?

Giai đoạn 2-3 tuổi

Ở giai đoạn này, bé chưa vào mẫu giáo nên khi bắt đầu học, các con chỉ có thể vẽ lên giấy những nét nguệch ngoạc mà hình ảnh đó chưa rõ nét cũng như không thể hiện được hết nội dung muốn truyền tải. Lúc này, phụ huynh sẽ chỉ thấy “bức tranh” của con là những nét vẽ ngoằn ngoèo và vở tập bé tô màu chỉ là một mớ màu sắc hỗn độn.

lợi ích của việc dạy bé tô màu
Những nét tô màu tuy nguệch ngoạc nhưng là bước đệm cho bé rèn luyện tư duy và khả năng quan sát

Mặc dù chưa thể hiểu hết những bức tranh bé vẽ và cách tô màu cũng chưa chuẩn nhưng ba mẹ cũng nên dành cho con những lời khen ngợi, động viên. Đây sẽ là nguồn động lực to lớn để trẻ có thêm hứng thú với việc tập tô và tiếp tục luyện tập tô màu.

Giai đoạn 3-4 tuổi

Bé ở giai đoạn 3-4 tuổi, bắt đầu học mẫu giáo nhỡ là đã có thể giữ chặt một cây bút màu trong tay khi tô, vẽ. Bên cạnh đó, bé cũng bắt đầu vẽ được những nét phức tạp hơn và “ra hình thù” một chút, ví dụ như hình tròn, hình chữ “V”,… Tuy vậy, cũng có nhiều bé ở giai đoạn này vẫn chưa hề có dấu hiệu biết vẽ và tô màu dù đã đi nhà trẻ. Thế nhưng, đây là một tình trạng hết sức bình thường vì không phải bé nào cũng tích tập tô, học vẽ nên ba mẹ không cần quá lo lắng về vấn đề này.

Thay vào đó, điều phụ huynh nên làm lúc này là để cho con mình được tự do làm điều mà bé yêu thích, tuyệt đối không nên bắt ép con. Với những bạn nhỏ có năng khiếu hoặc đam mê với bộ môn này, ba mẹ hãy hướng dẫn con cầm bút chì, bút màu đúng cách rồi sau đó cho bé thỏa sức sáng tạo trong thế giới của riêng mình.

Giai đoạn 5-6 tuổi

Bé ở độ tuổi mẫu giáo lớn có thể sử dụng bút màu một cách uyển chuyển, khéo léo và vẽ ra được những bức tranh tuy chưa thật xuất sắc nhưng đã có nội dung cụ thể. Hầu hết những bé sắp bước vào Tiểu học đều vẽ được các đường nét cơ bản như: đường ngang, dọc, các hình đơn giản và dễ vẽ như: ngôi nhà, hình người que, hình đám mây,… Bên cạnh việc vẽ đẹp hơn, ở giai đoạn này bé cũng có thể tô màu thành thạo, không còn lem luốc và màu sắc cũng bắt đầu có hơi hướng giống với đồ vật thực tế bên ngoài.

Gợi ý 9 bước tập cho bé tô màu đúng cách

Ở lứa tuổi mẫu giáo hoặc nhỏ hơn, có rất nhiều bé khi mới bắt đầu làm quen với môn tô màu thường rất khó tập trung, không nghiêm túc nên phụ huynh sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức để dạy. Có một trình trạng thường gặp là các em bé chỉ hào hứng tô trong một khoảng thời gian ngắn rồi bỏ dở, hoặc vừa vẽ vừa nghịch, xé giấy…

Xem Thêm:   3+ Cách Vẽ Cây Thông Noel Đơn Giản Bé Nào Cũng Vẽ Được
cách dạy bé tô màu tại nhà
Dạy bé tô màu đúng cách vừa hiệu quả vừa tiết kiệm thời gian cho ba mẹ

Vậy làm thế nào để ba mẹ dạy bé tập tô màu hiệu quả và đúng cách? Ba mẹ có thể tham khảo 9 bước dưới đây:

  • Bước 1: Trò chuyện và hỏi han xem chủ đề tranh tô màu nào mà bé yêu thích nhất.

Hãy hỏi những câu gợi mở cho bé trả lời như: “Con thích tô màu hình gì nhất nào? Mẹ con mình cùng thử nhé?”

  • Bước 2: Dẫn bé đi cùng khi mua sách tập tô cho bé. Những hình tô màu có trong sách phải phù hợp với lứa tuổi và sở thích của con
  • Bước 3: Hỏi bé nội dung về bức hình mà bé sắp tô. Việc này giúp phát triển khả năng quan sát, ngôn ngữ và rèn luyện kỹ năng thuyết trình cho bé
  • Bước 4: Ngồi cạnh bên quan sát cách bé tô màu và chú ý đến sự tập trung của bé. Thỉnh thoảng, mẹ hãy khen ngợi, khuyến khích bé nếu bé mất tập trung hoặc muốn bỏ dở
  • Bước 5: Động viên và hỗ trợ bé hoàn thành bức tranh ngay lúc đó để tạo cho bé thói quen cố gắng hoàn thành công việc, không được bỏ ngang giữa chừng
  • Bước 6: Hướng dẫn con phát biểu, nói lên suy nghĩ, cảm nhận riêng về bức tranh mà bé vừa tô.

Mẹ hãy đặt những câu hỏi như: “con thấy màu sắc thế nào?”, “những điểm nào ở bức tranh mà con thích nhất?”,…

  • Bước 7: Gợi ý và giảng giải cho trẻ về các bài học, những điều thú vị và ý nghĩa mang tính giáo dục có trong bức tranh. Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể lấy những bức tranh cũ mà con đã tô đem ra so sánh để bé tự nhận thấy được những nội dung khác nhau của 2 bức tranh cũng như sự tiến bộ khi tô màu của mình
  • Bước 8: Khuyến khích bé tôn trọng, biết gìn giữ bức tranh của mình, điều này là đang dạy con tôn trọng thành quả mà mình đã đạt được.
  • Bước 9: Khi dạy bé tô màu xong, hãy nhắc nhở và cùng con thu gọn khu vực tô màu, cất các dụng cụ gọn gàng. Nếu dạy trẻ pha màu nước, ba mẹ nhớ lau dọn thật kỹ và nhắc bé cẩn thận khi dọn bảng pha màu.

“Bí kíp” giúp ba mẹ tạo hứng thú cho bé khi tập tô màu

Để các bé cảm thấy hứng thú hơn với việc tập tô màu, ba mẹ có thể “bỏ túi” những “bí kíp” vô cùng hiệu quả dưới đây:

  • Cho bé tập tô màu những bức tranh theo sở thích. Khi mới dạy bé tô màu, tốt nhất ba mẹ hãy mua sách in hình sẵn cho trẻ tập tô, vừa có nhiều sự lựa chọn, vừa tiện lợi.
  • Dẫn bé đi nhiều nơi, khám phá nhiều địa điểm, xem TV,… để bé ghi nhớ thêm nhiều hình ảnh với màu sắc đa dạng, phong phú. Từ đó, các con có thể nắm rõ được đặc trưng của từng sự vật. Ví dụ như: nước biển màu xanh lam đậm, bầu trời màu xanh lam nhạt, mây màu trắng,…
  • Hướng dẫn các bạn nhỏ nhận biết về màu sắc, cách phối màu, trộn màu,… trước khi bắt đầu dạy bé tập tô. Việc này sẽ giúp trẻ có thêm nhiều kiến thức cũng như cảm nhận sâu sắc hơn về màu sắc của những bức tranh.
Xem Thêm:   Hướng Dẫn Vẽ Nhân Vật Hoạt Hình Đơn Giản Nhất Cho Các Bé
Phụ huynh nên đồng hành cùng con trong suốt quá trình học tô màu
Phụ huynh nên đồng hành cùng con trong suốt quá trình học tô màu

Với những bé nhỏ tuổi chỉ mới lên 2, lên 3, hoặc những bé mới học tô màu, ba mẹ có thể sẽ gặp rất nhiều khó khăn như: con chưa biết cầm bút màu đúng cách, tô màu lem ra ngoài, tô không đúng màu theo đặc trưng của sự vật,… Để khắc phục tình trạng này, ba mẹ hãy thử áp dụng những phương pháp như:

  • Làm mẫu trước cho con xem. Ba mẹ hãy gọi tên màu và cho bé thấy bố mẹ tô màu nào, tô nó ở đồ vật nào,…
  • Luôn quan sát và tương tác cùng nhau, tốt nhất là phụ huynh hãy đặt ra các câu hỏi gợi ý. Ví dụ như: “ông mặt trời có màu gì con nhỉ?” hay “Có phải ông mặt trời màu đỏ không con?”,…
  • Cầm tay cùng tô để bé nắm được cách cầm bút và cách tô.
  • Sử dụng một bức tranh mẫu đã tô màu sẵn để dạy bé tập tô màu theo hình mẫu đó.

Một số nguyên tắc ba mẹ nên nhớ khi dạy bé tô màu

Khi dạy bé tô màu, ba mẹ cũng nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nên chuẩn bị nhiều loại màu vẽ, bút vẽ, dụng cụ tô màu để “sơ cua”
  • Chọn chỗ ngồi tô màu đúng cách, đúng chiều cao, tốt nhất là nơi thoáng mát, đủ ánh sáng
  • Nên mua đúng loại giấy tô màu mỹ thuật vì loại giấy này giúp cho màu sáng và đẹp hơn. Phụ huynh có thể dễ dàng mua tại các nhà sách hoặc các cửa hàng chuyên bán đồ vẽ
  • Nên đầu tư các loại màu sáp, màu nước chuyên dụng. Bởi nếu màu quá xấu sẽ làm bé mau chán vì hình tô không đẹp như mong muốn
  • Tạo không gian yên tĩnh hoặc không quá ồn. Những tiếng ồn sẽ gây mất tập trung, hoàn toàn không tốt cho bé trong quá trình học tập và kể cả các hoạt động khác.
  • Không nên để đồ chơi, truyện tranh hay các thiết bị điện tử hấp dẫn như TV, điện thoại, máy chơi game,… ngay bên cạnh bé lúc đang học tô màu
  • Nếu đã dành thời gian để dạy bé tô màu, ba mẹ hãy dành một cách “trọn vẹn”, từ lúc bắt đầu cho đến khi bé hoàn thành bức tranh
  • Nếu cho bé tập tô màu cùng với bạn bè, người lớn nhớ chuẩn bị sẵn tinh thần “giải hòa” vì các bé rất hiếu động, khó ngồi yên một mình.
Nhớ nhắc bé dọn dẹp sạch sẽ sau khi học tô màu xong ba mẹ nhé!
Nhớ nhắc bé dọn dẹp sạch sẽ sau khi học tô màu xong ba mẹ nhé!

Trên đây là những thông tin hữu ích mà phụ huynh nên lưu lại khi dạy bé tô màu. Việc dạy bé tô màu cũng giống như dạy con tập viết, ba mẹ hãy để trẻ đi từ những bước đơn giản trước rồi dần dần nâng cao. Các em nhỏ đều như một tờ giấy trắng tinh, những gì người lớn hướng dẫn sẽ in sâu vào tâm trí và bé sẽ ghi nhớ rất lâu. Vì thế, ba mẹ cần kiên trì hướng dẫn và đồng hành cùng con như một người bạn để bé thấy thoải mái và có hứng thú với bộ môn này hơn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *