Có thể ba mẹ đã biết rằng cho bé tập múa ba lê sớm sẽ giúp con có một cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh và phát triển cả trí tuệ. Vậy khi nào thì bé gái nhà mình có thể bắt đầu tập múa ba lê cơ bản? Bé múa ba lê thì phụ huynh cần lưu ý và chuẩn bị  những gì? Mời ba mẹ tham khảo bài viết dưới đây của Luật Trẻ Em Thủ Đô để tìm câu trả lời đầy đủ và chính xác nhất nhé!

Lợi ích tuyệt vời khi cho bé học múa ba lê

Tăng cường sức khỏe thể chất

Giống như tất cả các loại hình khiêu vũ khác, bé học múa ba lê (hay còn gọi là ballet) sẽ mang đến cho có nguồn năng lượng dồi dào, cải thiện sức mạnh cơ bắp và tăng tính linh hoạt cho cơ thể.

bé học múa ba lê
Múa ba lê giúp bé có cơ thể dẻo dai và uyển chuyển hơn

Bên cạnh đó, nhờ các chuyển động nhịp nhàng theo nhạc múa ba lê, tính cân bằng trong khi tập luyện với nhiều điệu nhảy múa khác nhau còn giúp cải thiện sức chịu đựng, sự kiên nhẫn và sức khỏe tim mạch cho bé.

Điều chỉnh và thúc đẩy cảm xúc

Ngoài những lợi ích về thể chất, bé tập múa Ballet còn cải thiện sức khỏe tinh thần, làm cho tâm trạng bé trở nên tích cực hơn.

Một khi vượt qua được giới hạn bản thân, các con sẽ cảm thấy tự tin hơn và có thêm động lực để tiếp tục theo học.  Ngoài ra, dạy múa ba lê cũng chính là phương pháp hữu hiệu và độc đáo giúp bé thư giãn, giải tỏa những căng thẳng, mệt mỏi sau những giờ học trên lớp.

Đặc biệt, cho bé tập múa ba lê chính là “chiếc chìa khóa vàng” giúp các con nhanh chóng tiếp thu kiến thức về lĩnh vực nghệ thuật, phát triển các kỹ năng xã hội cần thiết như: lắng nghe, quan sát, ghi nhớ,…

Hướng dẫn 3 bước múa ba lê cơ bản cho bé mới bắt đầu

Trước khi đăng ký học ba lê cho bé, ba mẹ có thể tập cho con tự học ballet tại nhà với một vài động tác cơ bản để cơ thể bé làm quen trước. Dưới đây là 3 bài tập khởi động của bộ môn múa ballet với mục đích đảm bảo cho bé có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi bắt đầu vào các bài múa.

Xem Thêm:   5 Cách Vẽ Tranh Trung Thu Đơn Giản Và Đẹp Nhất Hiện Nay

Bước 1

Khi bắt đầu, ba mẹ hãy hướng dẫn bé nằm nghiêng sang bên phải, chân phải duỗi thẳng trên mặt thảm. Chân trái co lên, chống mũi chân xuống thảm, cố gắng kiễng gót chân lên. Thả lỏng phần vai và cổ, hóp bụng lại thật chặt.

tập múa ba lê
Khởi động trước khi múa ba lê – Bước 1

Sau đó, từ từ nhấc chân phải lên, huơ huơ trên không trung, hoặc nhấc lên khoảng 5cm rồi hạ xuống dần dần nhưng không chạm mặt thảm. Thực hiện động tác này 4 lần 8 nhịp rồi đổi chân.

Bước 2

Tiếp tục nằm nghiêng sang bên phải, chân phải duỗi thẳng trên mặt thảm. Chân trái để tương tự như động tác 1 phía trên. Sau đó nhấc chân phải lên, gập đầu gối vào để tảo một góc gần bằng 90 độ rồi lại duỗi ra, lưu ý vẫn không để chân chạm mặt thảm. Thực hiện động tác này 4 lần 8 nhịp rồi đổi chân.

Bước 3

Cho bé đứng thẳng, hai gót chân chạm nhau, mũi chân hướng ra ngoài hình chữ V. Giữ chân bé thật thẳng, tiếp theo dần vươn mũi chân phải ra phía trước, 2 tai tay tạo dáng thành một vòng tròn trên đỉnh đầu. Sau đó dồn hết trọng tâm vào chân trái và nhún nhẹ người xuống.

có nên cho bé học múa ballet
Khởi động trước khi múa ba lê – Bước 3

Di chuyển chân phải thành hình bán nguyệt từ đằng trước ra đằng sau lưng, mắt nhìn theo chân. Lưu ý khi thực hiện bé luôn duỗi thẳng chân và mũi chân và làm thật chậm rãi. Sau đó, đứng thẳng chân trái lên, mở ngực vươn cao, phần vai hạ thấp xuống.

Tiếp tục di chuyển  chân phải thành hình bán nguyệt từ đằng sau ra đằng trước, nhún nhẹ chân trái xuống. Thực hiện động tác này 4 lần 8 nhịp rồi đổi chân.

3 bước ballet khởi động này sẽ giúp bé hâm nóng cơ thể, tạo bước đệm tốt để khi bé bắt đầu vào các bài múa sẽ dễ dàng thích ứng hơn.

Lưu ý dành cho ba mẹ khi quyết định cho bé học ba lê

  • Trang phục: ba mẹ cần chuẩn bị đồ múa vừa vặn, màu sắc tươi sáng, đáng yêu những vẫn bảo đảm bé thoải mái vận động. Tốt nhất là mua hoặc đặt may đồ múa ba lê theo form truyền thống để bé mặc cho quen.
  • Giày múa: giày múa ba lê luôn khác với các loại giày khác để bảo đảm bé dễ thực hiện các động tác múa, nhất là phần mũi chân. Vì thế, ba mẹ nhớ chọn mua đúng size chân của bé nhé.
  • Không ép trẻ học lâu: trẻ con thường có những khoảng chú ý ngắn dù bé cố gắng tập trung. Vì vậy, các lớp múa ba lê thường không kéo dài lâu hơn 30-45 phút. Bởi vậy, phụ huynh hãy lựa chọn lớp học múa có thời gian thích hợp hoặc nếu dạy bé luyện tập tại nhà thì cũng không nên ép bé múa quá lâu.
  • Cho bé học thử: nếu thấy bé yêu thích vận động, ham mê nhảy múa thì khoảng 2 đến 2,5 tuổi, ba mẹ có thể thử cho bé làm quen sớm hơn với các buổi học thử. Tuy nhiên, đừng cho bé học quá sức vì tuổi con còn nhỏ sẽ dễ gặp phải các chấn thương không mong muốn. Ngược lại, nếu bé đã trên 3 tuổi và đã học thử nhưng bé tỏ ra không hào hứng thì ba mẹ cũng nên dừng lại và tìm một bộ môn năng khiếu khác phù hợp hơn với con.
Xem Thêm:   Dạy bé 5+ cách vẽ lọ hoa siêu đơn giản mà ba mẹ nên biết
nhạc múa ba lê
Ngoài trang phục thì một đôi giày múa ba lê vừa vặn cũng là phụ kiện không thể thiếu cho bé

Những câu hỏi thường gặp khi cho bé học múa ba lê

1. Bé mấy tuổi thì có thể làm quen với bộ môn múa ba lê?

Theo nhiều nghiên cứu thì thời điểm tốt nhất mà phụ huynh nên cho bé làm quen và tham gia lớp học ba lê cơ bản là khi bé vừa lên 3 – độ tuổi bắt đầu đi mẫu giáo. Lý do là vì từ giai đoạn này trở đi, cơ thể bé đã khá hoàn thiện, cấu trúc xương và cơ bắt đầu chắc chắn.

bé múa ba lê
Bé trên 3 tuổi là đã có thể làm quen và học múa ba lê

Bên cạnh đó, bé cũng biết cách chủ động điều khiển cơ thể và có khả năng bắt chước lại các động tác của người lớn. Khi bước vào độ tuổi mẫu giáo, các con cũng có khả năng tập trung lâu hơn, biết quan sát và lắng nghe theo sự chỉ dẫn của ba mẹ, thầy cô. Ngoài ra, đây cũng là thời điểm vừa kịp cho trẻ làm quen với bộ môn nghệ thuật chuyển động cơ thế. Cho bé học múa từ năm 3 tuổi trở đi sẽ giúp các bé gái có cơ thể dẻo dai, uyển chuyển ngay từ nhỏ.

2. Khi nào bé có thể đứng được bằng mũi chân?

Đứng bằng mũi chân được biết đến là động tác quen thuộc và bắt buộc đối với các vũ công nữ khi học múa ba lê. Tuy nhiên, đây lại là động tác đòi hỏi kỹ thuật cao, khá nguy hiểm nếu bé cố gắng đứng bằng mũi chân quá sớm. Một trong những chấn thương không mong muốn là bong gân, gãy xương, thậm chí tổn thương sụn tiếp hợp tăng trưởng. Vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng nếu trẻ muốn học động tác đứng bằng mũi chân thì phải đáp ứng đủ các tiêu chí sau:

  • Bé phải đủ từ 9 đến 15 tuổi. Tối nhất là sau 12 là tuổi thì mới bắt đầu luyện tập từ từ.
  • Bé đã được đào tạo về múa ba lê cổ điển từ 3 năm trở lên, múa chuyên nghiệp từ 2 tuần trở lên, đủ kinh nghiệm luyện tập, có kỹ năng và phải đủ độ dẻo dai và sức mạnh để đứng bằng mũi chân. Tất cả những yếu tố này phải được huấn luyện viên có chuyên môn kiểm chứng và đánh giá.
  • Xương đủ độ trưởng thành.
  • Đủ độ khỏe về xương, nhất là các phần cẳng chân, bắp chân, hông.
  • Thực hiện tốt tư thế thăng bằng và có thể kiểm soát được tư thế đó.
  • Được huấn luyện viên giám sát về các bài tập về mức độ tiến bộ trong từng động tác.
Xem Thêm:   15 Ảo Thuật Bằng Tay Đơn Giản Cho Các Bé Tự Học Tại Nhà
dạy múa ba lê
Để bé tập múa ba lê đẹp, chuyên nghiệp, ít bị chấn thương thì nhất thiết phải có huấn luyện viên có chuyên môn chỉ dạy

3. Bé có thể cải thiện được động tác xoay người hay không?

Động tác xoay người khi bé tập múa ba lê có đẹp hay không phụ thuộc rất nhiều vào độ xoay hông của mỗi bé. Sự thật là không phải vũ công nào cũng đều có thể xoay hông 90 độ dễ dàng vì cơ thể họ cũng bị giới hạn bởi cấu trúc giải phẫu của xương. Do vậy, độ sâu và góc của xương hông có thể ảnh hưởng ít nhiều đến một vũ công có thể xoay xa đến đâu, nó có thể cải thiện bằng các bài tập nhưng các bài tập đó phải thích hợp với cơ thể vũ công đó mà không áp dụng cho tất cả.

múa ba lê thiếu nhi
Ngoài năng khiếu thì cấu trúc xương cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc bé tập múa ba lê

Động tác xoay người một cách tối đa cho phép vũ công nhí có thể đứng bằng chân của mình ở hai hướng trái ngược nhau trong khi phần đầu gối vẫn được giữ nguyên. Nếu không làm được động tác khó nhằn này thì vũ công buộc phải “đánh lừa” thị giác người xem bằng cách xoay đầu gối một chút hoặc ép phần dưới cẳng chân ra ngoài. Tuy nhiên, động tác này có thể gây chấn thương cho các phần hông, cẳng chân và lưng dưới. Vì thế, nếu bé không thể thực hiện được các động tác xoay người đẹp mắt, ba mẹ cũng đừng thất vọng hoặc thúc ép bé thực hiện. Hãy cho con nhiều thời gian hơn để trẻ tập luyện với huấn luyện viên của mình nhé!

4. Làm thế nào để giúp bé có dáng người đẹp để có thể biểu diễn ba lê uyển chuyển hơn?

Không chỉ người lớn mà ở các bé tập múa ba lê đều phải đối mặt với việc giảm cân để cơ thể hài hòa, cân đối. Áp lực đó đến từ yêu cầu của chính bài múa hoặc từ yếu tố thẩm mỹ khi biểu diễn. Mặc dù còn nhỏ thì việc giảm cân là không tốt vì nếu thực hiện không đúng cách thì có thể dẫn đến tình trạng bé bị thiếu hụt năng lượng, tụt đường huyết, ngất xỉu,… vô cùng nguy hiểm.

học múa ballet ở tphcm
Thân hình đẹp giúp bé tự tin hơn khi múa ba lê nhưng không nên lạm dụng việc giảm cân

Do vậy, nếu những vũ công nhí vẫn muốn giảm cân để có thân hình đẹp và chuẩn hơn thì cần phải được giám sát bởi các chuyên gia dinh dưỡng. Việc giảm cân sẽ gồm: xác định lượng cân giảm an toàn, lượng calo nạp vào, tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần ăn,… Bên cạnh đó, việc giảm cân của trẻ cũng chỉ nên thực hiện từ từ, giảm từng chút một, tuân theo lời khuyên các chuyên gia để tránh gây ra các hậu quả không mong muốn về sức khỏe.

Trên đây là những kinh nghiệm cũng như một số lưu ý dành cho phụ huynh khi muốn cho bé tập múa ba lê. Trước khi đăng ký cho bé học múa ballet ở TPHCM, ba mẹ nhớ tìm hiểu về lớp học, thời gian luyện tập, kinh nghiệm đứng lớp của giáo viên,… để bảo đảm chất lượng dạy và học một cách tốt nhất nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *