Có thể ba mẹ đã biết rằng ngữ pháp Tiếng Anh Tiểu học là kiến thức nền tảng và cơ bản để trẻ từ lớp 1 đến lớp 5 có thể học sâu hơn về ngoại ngữ. Bài viết dưới đây, Luật Trẻ Em Thủ Đô sẽ tóm tắt ngữ pháp Tiếng Anh Tiểu học để các bé thuận tiện ôn tập ngay tại nhà.

1. Ngữ pháp tiếng anh cho học sinh tiểu học: phân biệt từ loại

Đối với ngữ pháp tiếng Anh cơ bản cho học sinh tiểu học, trẻ cần phân biệt được 5 từ loại chính cùng vị trí của chúng trong câu như sau:

1.1 Danh từ

Định nghĩa: Là từ dùng để gọi tên người, đồ vật, sự việc hay nơi chốn.

Vị trí trong câu:

  • Danh từ thường giữ vị trí chủ ngữ của câu.

Ví dụ: Marth is the subject that I like the best (Tiếng Anh là môn học tôi thích nhất)

  • Danh từ thường đứng sau động từ “ To be”.

Ví dụ: She is a doctor (Cô ấy là bác sĩ).

  • Danh từ thường đứng sau tính từ.

Ví dụ: This is a chair (Đây là một chiếc ghế).

  • Danh từ đứng sau a/an, the, this, that, these, those…
Xem Thêm:   Tổng hợp thơ về tình bạn hay (có thơ châm biếm)

Ví dụ: This table is red (Cái bàn này màu đỏ).

  • Danh từ đứng sau giới từ: in, on, of, with, under, about, at. Ví dụ: Mai is good at Math (Mai học tốt môn Toán).
ngữ pháp tiếng anh cho tiểu học
Nắm vững kiến thức ngữ pháp sẽ giúp bé học tiếng Anh tốt hơn

Danh từ số ít (Singular Nouns)

Danh từ số ít là những danh từ dùng để chỉ một sự vật, hiện tượng đếm được với số đếm là MỘT, hoặc danh từ không đếm được.

Ví dụ về danh từ số ít:

  • A baby (một em bé),
  • An apple (một quả táo),
  • A ball (một quả bóng),…

Lưu ý: Danh từ số ít thường không có “s” ở cuối từ, nhưng một số trường hợp danh từ có “s” ở cuối nhưng vẫn là danh từ số ít vì nó là danh từ không đếm được. Chính vì vậy, khi chia động từ, bạn không nên nhìn vào đuôi “s” mà nghĩ là danh từ số nhiều mà chia động từ theo sau với danh từ số nhiều.

Ví dụ:

  • Mathematics (môn toán),
  • Physics (môn vật lý),
  • News (tin tức),
  • Linguistics (ngôn ngữ học),
  • Athletics (điền kinh),…

Danh từ số nhiều (Plural Nouns)

Danh từ số nhiều là những danh từ dùng để chỉ một sự vật, hiện tượng đếm được với số đếm từ hai trở lên. Danh từ số nhiều thường có “s” ở cuối từ.

Ví dụ về danh từ số nhiều: babies (những em bé), apples (những quả táo), balls (những quả bóng),…

Lưu ý: Một số danh từ số nhiều không có tận cùng là “s”.

Ví dụ:

  • Police (cảnh sát)
  • People (người)
  • Children (trẻ em)
  • The rich (những người giàu)
  • The poor (những người nghèo)

1.2 Động từ

Định nghĩa: Là từ để diễn tả một hành động hoặc một tình trạng hoặc một cảm xúc để xác định chủ từ đang làm hay chịu đựng một điều gì.

Xem Thêm:   Văn mẫu về Hồi trống Cổ Thành

Vị trí trong câu:

  • Động từ thường đứng phía sau chủ ngữ.

Ví dụ:  He plays soccer (Anh ấy chơi bóng đá).

  • Có thể đứng sau trạng từ nhằm chỉ mức độ thường xuyên.

Ví dụ: I often study English in the evening (Tôi thường học tiếng Anh vào buổi tối).

1.3 Tính từ

Định nghĩa: Là từ dùng để miêu tả tính chất cho danh từ, sử dụng để danh từ rõ nghĩa hơn cũng như chính xác và đầy đủ hơn.

Vị trí trong câu:

  • Tính từ đứng trước danh từ.

Ví dụ: Hoa is a beautiful girl (Hoa  là một cô gái xinh đẹp).

  • Tính từ đứng sau động từ TOBE.

Ví dụ: This table is cheap  (Cái bàn này rẻ).

  • Tính từ đứng sau động từ chỉ cảm xúc:

Ví dụ: She feels blue (Cô ấy cảm thấy buồn)

1.4 Trạng từ

Định nghĩa: là từ dùng để bổ sung ý nghĩa cho một động từ, một tính từ hoặc một trạng từ khác. Ngoài ra, nó cũng bổ nghĩa cho các từ đi kèm để từ đó được hiểu rõ ràng, đầy đủ cũng như chính xác hơn.

Vị trí trong câu:

  • Trạng từ đứng sau động từ thường.

Ví dụ: A runs quickly (A chạy rất nhanh).

  • Trạng từ có thể đứng sau tân ngữ.

Ví dụ: B speaks English fluently (B nói tiếng Anh trôi chảy).

1.5 Giới từ

Định nghĩa: là từ thường dùng với danh từ và đại từ hay chỉ mối tương quan giữa các từ này với những từ khác với mục đích diễn tả mối tương quan về hoàn cảnh hay thời gian hoặc vị trí.

Vị trí trong câu: Giới từ thường đứng trước danh từ, cụm danh từ hoặc danh động từ. Ví dụ: I go to the park on Monday (Tôi đi công viên vào thứ 2).

2. 25 cấu trúc cơ bản trong ngữ pháp tiếng Anh tiểu học cho bé

  • S + V + too + adj/adv + (for someone) + to do something: quá….để cho ai làm gì…
  • S + V + so + adj/ adv + that + S + V:  Quá… đến nỗi mà….
  • It + V + such + (a/an) + N(s) + that + S + V:  quá… đến nỗi mà…
  • S + V + adj/ adv + enough + (for someone) + to do something:  đủ… cho ai đó làm gì…
  • Have/ get + something + done (past participle): có cái gì đó được hoàn thành
  • It’s time + S + V (-ed, cột 2) / It’s + time + for someone + to do something: Đã đến lúc ai đó phải làm gì…
  • It + takes/took + someone + amount of time + to do something: mất bao nhiêu thời gian để làm gì đó
  • To prevent/stop + someone/something + From + V-ing: ngăn cản ai/ cái gì làm việc gì đó.
  • S + find + it + adj + to do something: thấy như thế nào khi làm việc gì đó
  • To prefer + Noun/ V-ing + to + N/ V-ing: thích cái gì/ làm gì hơn cái gì/ làm gì
  • Would rather (‘d rather) + V (infinitive) + than + V (infinitive): thích làm gì hơn làm gì
  • To be/get Used to + V-ing: quen làm gì
  •  Used to + V (infinitive): Thường làm gì trong quá khứ và bây giờ không làm nữa
  • To be amazed at = to be surprised at + N/V-ing: ngạc nhiên về….
  • To be angry at + N/V-ing: tức giận về
  • Be good at/ bad at + N/ V-ing: giỏi về…/ kém về…
  • By chance = by accident (adv): tình cờ
  • To be/get tired of + N/V-ing: mệt mỏi vì…
  •  Can’t stand/ help/ bear/ resist + V-ing: Không chịu nổi/không nhịn được làm gì…
  • To be keen on/ to be fond of + N/V-ing: thích làm gì đó…
  • To waste + time/ money + V-ing: tốn tiền hoặc thời gian làm gì
  • Let somebody do something: để ai làm gì
  • To spend + amount of time/ money + V-ing: dành bao nhiêu thời gian làm gì..
  • To spend + amount of time/ money + on + something: dành thời gian vào việc gì…
  • To give up + V-ing/ N: từ bỏ làm gì/ cái gì…
Xem Thêm:   200+ Câu Hỏi Tiếng Anh Cho Trẻ Mầm Non Theo Chủ Đề

3. Các thì tiếng Anh cơ bản trong ngữ pháp tiếng anh cho trẻ tiểu học

Với ngữ pháp tiếng anh cho học sinh Tiểu học thì các bé chỉ cần nắm vững 4 thì theo 3 mốc thời gian cơ bản:

Thì Định nghĩa Cấu trúc Cách dùng
Hiện tại đơn Hiện tại đơn là thì chủ yếu dùng để diễn tả một sự thật hiển nhiên hoặc một hành động diễn ra và hành động đó lặp đi lặp lại (thói quen, phong tục, khả năng,…) Khẳng định:
S + V(s/es) + O
Phủ định
S + do not /does not + V
Nghi vấn
Do/Does + S + V?
Thì hiện tại đơn diễn tả một sự thật hiển nhiên, một chân lý.
Thì hiện tại đơn diễn tả 1 hành động xảy ra thường xuyên, một thói quen ở hiện tại.
Thì hiện tại đơn diễn tả một năng lực của con người
Hiện tại tiếp diễn Là thì dùng để diễn tả những sự việc xảy ra ngay lúc chúng ta nói hay xung quanh thời điểm chúng ta nói, và hành động đó vẫn chưa chấm dứt (còn tiếp tục diễn ra). Khẳng định
S + am/is/are + V_ing
Phủ định
S + am/is/are + not + V_ing
Nghi vấn
Am/Is/Are + S + V_ing?
Diễn tả một hành động đang diễn ra và kéo dài tại một thời điểm ở hiện tại.
Thường tiếp theo sau mệnh lệnh, câu đề nghị.
Diễn tả 1 hành động xảy ra lặp đi lặp lại
Diễn tả một hành động sắp xảy ra (ở trong tương lai gần)
Quá khứ đơn Là thì dùng để diễn tả một hành động, sự việc diễn ra và kết thúc trong quá khứ. Khẳng định
S + Ved + O
Phủ định
S + didn’t + V + O
Nghi vấn
Did + S + V + O?
Diễn tả hành động đã xảy ra và chấm dứt trong quá khứ.
Diễn tả thói quen trong quá khứ.
Diễn tả chuỗi hành động xảy ra liên tiếp
Tương lai đơn Tương lai đơn là thì được dùng khi người nói không có kế hoạch trước, chưa quyết định chắc chắn khi đang nói mà đó chỉ là quyết định tự phát tại thời điểm nói.

Khẳng định
S + will + V + O
Phủ định
S + will + not + V+ O
Nghi vấn
Will + S + V + O?

Diễn tả một dự đoán nhưng không có căn cứ.
Diễn tả một quyết định đột xuất ngay lúc nói.
Diễn tả lời ngỏ ý, một lời hứa, đe dọa, đề nghị.

4. Động từ Tobe

ngữ pháp tiếng anh cho trẻ tiểu học
Động từ tobe – kiến thức quen thuộc mà bé bắt buộc phải nhớ khi học tiếng Anh

Trong thì hiện tại đơn khi tổng hợp ngữ pháp tiếng Anh cơ bản cho trẻ tiểu học, ba mẹ cần lưu ý động từ tobe có tất cả 3 dạng thức là “AM”, “IS” và “ARE”. Khi sử dụng các dạng thức này thì ba mẹ lưu ý với bé chỉ có thể đi với một số chủ ngữ nhất định thôi nhé!

  • AM: Dùng cho chủ ngữ duy nhất là

I am … (viết tắt = I’m…)

  • IS: Dùng cho chủ ngữ là ngôi thứ ba số ít, bao gồm HE, SHE, IT và bất cứ danh từ số ít nào.

She is… (viết tắt = She’s…)

He is…(viết tắt = He’s…

IT is…(viết tắt = It’s…)

  • ARE: Dùng cho chủ ngữ là YOU, WE, THEY và bất cứ chủ ngữ số nhiều nào:

You are … (viết tắt = You’re…)

We are…(viết tắt = We’re…)

They are…(viết tắt = They’re…)

Khi tổng hợp ngữ pháp tiếng Anh tiểu học, nhất là cách sử dụng trong các thì Tiếng Anh, động từ TO BE sẽ có cấu trúc đặc thù với mỗi thì riêng biệt. Cụ thể, động từ TOBE sẽ được chia như bảng sau:

Thì Cấu trúc

Hiện tại đơn

Khẳng định S + be (am/is/are) + O
Phủ định S + be (am/is/are) + not + O
Nghi vấn Am/is/are + S + O?
Quá khứ đơn Khẳng định S + was/were + O
Phủ định S + was/were + not + O
Nghi vấn Was/were + S + O?
Tương lai đơn Khẳng định S + will be + O
Phủ định S + will + not be + O
Nghi vấn Will + S + be + O?

4. To V và Ving

Ngữ pháp tiếng Anh Tiểu học cho bé cần nhận biết được động từ nguyên mẫu và danh động từ cũng như cách dùng các dạng động từ này để có thể sử dụng chính xác trong câu.

Hình thức nguyên mẫu là hình thức cơ bản nhất của động từ. Dạng nguyên mẫu của động từ là nguyên mẫu có “to V” sẽ được sử dụng trong một số trường hợp sau:

  • To V có thể đóng vai trò làm chủ ngữ của câu.
  • To V làm tân ngữ của động từ.
  • Bổ ngữ cho tân ngữ.

Dạng V-ing (động từ/danh từ thêm đuôi ing) và được dùng như một danh từ. Danh/ động từ có thể được dùng làm:

  • V-ing là chủ ngữ của câu.
  • V-ing giữ vị trí tân ngữ của động từ.
  • V-ing làm bổ ngữ cho tân ngữ.

Danh từ số ít, số nhiều

  • Danh từ là từ gọi tên sự vật, hiện tượng. Trong Tiếng Anh, danh từ bao gồm danh từ chỉ số ít và danh từ chỉ số nhiều. Với đa số danh từ, thêm “s” vào danh từ nếu diễn tả số nhiều. Ví dụ: bottle – bottles, cup – cup, pencil – pencils…

Tuy nhiên, có một số ngoại lệ mà các con cần chú ý như sau:

Danh từ Quy tắc
Danh từ tận cùng bằng o,x,s,z,sh Thêm “es” ở số nhiều
Danh từ tận cùng bằng f, fe Chuyển “f” hoặc “fe” thành “v” và thêm “es” ở dạng số nhiều
Danh từ kết thúc bằng y, o Không có quy tắc nhất định
Một số danh từ có hình thức số nhiều khác nhau Không có quy tắc nhất định
Một vài danh từ có dạng số ít và số nhiều như nhau Không có quy tắc nhất định

5. Động từ khiếm khuyết can và can’t

“Can” là động từ khiếm khuyết để chỉ ai đó có khả năng làm gì. “Can’t” là dạng phủ định của “Can”, chỉ ai đó không có khả năng làm gì. Đây là cấu trúc ngữ pháp dành cho học sinh Tiểu học khá quen thuộc và được sử dụng khá nhiều trong giao tiếp hàng ngày.

Ba mẹ hãy cho bé tham khảo công thức và ví dụ trong bảng dưới đây nhé:

Dạng câu Công thức
Khẳng định S + can + V
Phủ định S + can’t ( can not) + V
Nghi vấn Can + S + V?

6. So sánh

Ngữ pháp tiếng Anh cho trẻ Tiểu học thì bé không được bỏ qua cách thức sử dụng của cấu trúc so sánh hơn. Đây là cấu trúc so sánh cơ bản nhất và là nền tảng để các bé học cấu trúc so sánh phức tạp hơn sau này.

tóm tắt ngữ pháp tiếng anh tiểu học
Những cụm từ về so sánh sẽ giúp bé miêu tả kỹ hơn về đồ vật

Cách dùng:

So sánh hơn dùng để so sánh giữa hai người hoặc hai sự vật về một đặc điểm, đặc tính nào đó.

Công thức:

S + V + Short Adj/Adv – er + (than) + N/Pronoun

>>> Tham khảo ngay: “Top 7 chương trình học tiếng Anh cho bé ngay tại nhà

7. Những cách học ngữ pháp tiếng Anh cho học sinh tiểu học hiệu quả

Có nhiều cách thú vị để giúp trẻ học tiếng Anh ngữ pháp. Và đây là một số cách mà cha mẹ có thể tham khảo cho bé nhà mình:

7.1 Học ngữ pháp tiếng Anh tiểu học đúng với sách và các chương trình truyền hình

Một trong những cách tốt nhất để trẻ em học ngữ pháp Tiếng Anh tiểu học, là hiểu ngầm.

Nói cách khác, một trong những cách tốt nhất để trẻ học ngữ pháp của một ngôn ngữ là để trẻ hiểu các âm thanh lời nói và các từ được sử dụng trong từng ngữ cảnh, mà không cần ghi nhớ một cách có chủ ý các quy tắc ngữ pháp. Đó cũng là cách mà chúng ta học ngôn ngữ mẹ đẻ của mình ngay từ đầu.

Một cách tuyệt vời để con bạn ngầm hiểu ngữ pháp tiếng Anh là cho con tiếp xúc với các phương tiện giao tiếp tiếng Anh đúng ngữ pháp, như là sách và các chương trình truyền hình tiếng Anh.

học ngữ pháp tiếng anh hiệu quả

Lúc đầu, các chương trình có phụ đề tiếng Việt có thể sẽ cần thiết. Tuy nhiên, theo thời gian, trẻ có thể sẽ hiểu nhiều hơn và tiếp thu một số quy tắc ngữ pháp tiếng Anh gần như tự động mà không cần phải cố gắng nhiều.

Khi trẻ đã có một số nền tảng nhất định về ngữ pháp thông qua cách tiếp xúc tự động này, trẻ có thể học các quy tắc khác dễ hơn.

7.2 Học ngữ pháp tiếng Anh tiểu học thông qua các trò chơi

Trẻ em học tốt thông qua các trò chơi, đối với việc học ngữ pháp tiếng Anh dành cho học sinh tiểu học cũng vậy. Hiện có nhiều trò chơi và ứng dụng trực tuyến có thể giúp trẻ việc này. Cha mẹ có thể tìm một số trò chơi và chương trình ngữ pháp, mà trẻ có thể thích, để cho con trải nghiệm.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tự làm một số trò chơi ngữ pháp cho con ở nhà, như là viết các từ của một câu tiếng Anh đơn giản – ví dụ “A duck swims on the pond.” (Một con vịt bơi trong ao.) – vào các mẩu giấy, và cho con sắp xếp các từ theo đúng thứ tự. Chú ý viết hoa chữ cái đầu câu và đặt dấu chấm cuối câu nữa nhé cha mẹ.

học ngữ pháp tiếng anh

Hoặc bạn cũng có thể cho con xác định từ loại trong một câu bằng cách tô màu các từ, ví dụ: danh từ màu vàng, động từ màu đỏ, tính từ màu xanh lá… Trò này giúp trẻ phân biệt các loại từ và biết cách phân tích các thành phần trong một câu.

Cách học thông qua trò chơi giúp trẻ nâng cao sự hiểu biết về ngữ pháp mà không gây nhàm chán và căng thẳng cho con.

7.3 Cho trẻ tham gia các khóa học tiếng Anh với giáo viên giàu kinh nghiệm

Việc dạy ngôn ngữ thứ hai cho một đứa trẻ đòi hỏi một cách tiếp cận cụ thể, kiên nhẫn, sự hiểu biết về tâm lý trẻ em và những phương pháp tốt nhất để giúp trẻ học tốt.

Vì vậy, cho con tham gia các lớp học với giáo viên tiếng Anh giàu kinh nghiệm có thể giúp con học ngữ pháp Tiếng Anh tiểu học dễ hơn mà không cảm thấy quá kiệt sức.

Trên đây là tổng hợp ngữ pháp tiếng Anh tiểu học dành cho các bậc phụ huynh và các em học sinh tham khảo thêm. Hi vọng những kiến thức này của Luật Trẻ Em Thủ Đô sẽ là bí kíp cho các bé chinh phục ngoại ngữ một cách tốt nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *