Câu hỏi:Luật sư cho mình hỏi là mình có sinh 01 đứa con với người nước ngoài nhưng họ không nhận con nữa nên mình đã đưa bé về Việt Nam. Do mình đi chui, không có giấy tờ gì nên bé không có giấy tờ chứng minh việc trẻ em cư trú tại Việt Nam. Luật sư cho mình hỏi: muốn đăng ký khai sinh cho bé thì cần làm giấy tờ gì? Bé có giấy chứng sinh nước ngoài nhưng có ghi tên bố, giờ mình muốn làm giấy khai sinh không ghi tên bố có được không?

Trả lời:

1. Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài về cư trú tại Việt Nam

Việc làm giấy khai sinh cho bé sẽ được thực hiện dựa trên quy định pháp luật tại Điều 29 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP, cụ thể như sau:

“Điều 29. Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài về cư trú tại Việt Nam

1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của trẻ em có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là công dân Việt Nam, thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài mà chưa được đăng ký khai sinh.

2. Người yêu cầu đăng ký khai sinh xuất trình giấy tờ chứng minh việc trẻ em cư trú tại Việt Nam và nộp các giấy tờ sau đây:

Xem Thêm:   Hành vi lợi dụng trẻ em để vận chuyển trái phép chất ma túy có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

a) Tờ khai theo mẫu quy định;

b) Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp xác nhận về việc trẻ em được sinh ra ở nước ngoài và quan hệ mẹ – con nếu có;

c) Văn bản thỏa thuận của cha mẹ lựa chọn quốc tịch cho con theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 của Luật Hộ tịch đối với trường hợp trẻ em có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, người kia là công dân nước ngoài.

3. Trường hợp không có giấy tờ quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này thì thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em theo thủ tục quy định tại Khoản 5 Điều 15 của Nghị định này.

4. Ngay trong ngày tiếp nhận yêu cầu, Phòng Tư pháp kiểm tra hồ sơ. Nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác và đúng quy định pháp luật thì đăng ký theo trình tự, thủ tục quy định tại Khoản 2 Điều 36 của Luật Hộ tịch. Nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.”

Như vậy, để đăng kí khai sinh cho bé, bạn cần có

–  Tờ khai theo mẫu;

–  Giấy chứng sinh;

–  Văn bản thỏa thuận của cha mẹ lựa chọn quốc tịch cho con ;

–  Giấy tờ chứng minh việc trẻ em cư trú tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, Điều 6 Thông tư 15/2015/TT-BTP hướng dẫn chi tiết những quy định trên như sau:

“Điều 6. Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài, về cư trú tại Việt Nam

Xem Thêm:   Thực trạng bạo hành trẻ em trong gia đình tại Việt Nam, Cách Khắc Phục

Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài, có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam hoặc cha và mẹ đều là công dân Việt Nam, chưa được đăng ký khai sinh ở nước ngoài, về cư trú tại Việt Nam, được thực hiện theo quy định tại Điều 29 của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và hướng dẫn sau đây:

1. Giấy tờ chứng minh việc trẻ em cư trú tại Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP gồm: giấy tờ chứng minh việc trẻ em đã nhập cảnh vào Việt Nam (như: hộ chiếu, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế có dấu xác nhận nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh) và văn bản xác nhận của cơ quan công an có thẩm quyền về việc trẻ em đang cư trú tại Việt Nam.

2. Họ, chữ đệm, tên của trẻ được xác định theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP.

3. Việc xác định quốc tịch của trẻ em để ghi vào Giấy khai sinh thực hiện theo quy định pháp luật về quốc tịch.”

Vì vậy, khi đến cơ quan nhà nước làm khai sinh cho bé, bạn hãy cung cấp đầy đủ những giấy tờ và quy định nêu trên.

2. Về việc ghi tên cha mẹ trong giấy khai sinh.

Việc ghi tên cha, mẹ trong giấy khai sinh phụ thuộc vào việc xác định cha, mẹ cho con được quy định tại Điều 88 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

Xem Thêm:   Trẻ em đi nước ngoài có cần xin hộ chiếu không?

“Điều 88. Xác định cha, mẹ

1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.”

Bên cạnh đó căn cứ tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định:

“2. Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.”

Như vậy, theo quy định trên thì việc ghi nhận tên người cha liên quan đến quyền lợi của người con của bạn nên bạn phải ghi tên người cha. Chỉ trong trường hợp không xác định được người cha hoặc có chứng cứ về việc người cha không thừa nhận con và được Tòa án xác định thì mới có thể để trống thông tin của người cha.