Đối với mỗi người, những năm đầu đời đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách và phát triển các năng lực bản thân. Trẻ em được sinh ra với khả năng học tập đồng hóa, bộ não được lập trình để tiếp nhận thông tin cảm giác và từ đó sử dụng nó để hình thành sự hiểu biết và giao tiếp về thế giới bên ngoài. Được chăm sóc và phát triển tốt ngay từ khi còn nhỏ sẽ tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển sau này của con bạn. Cùng Luật Trẻ Em Thủ Đô khám phá phương pháp giáo dục trẻ em và chọn cho mình phương pháp hiệu quả nhất nhé.

Mục đích của phương pháp giáo dục trẻ em

8 phương pháp, 6 nguyên tắc giáo dục trẻ mầm non

  • Giáo dục trẻ em là một hành trình dài và không hề dễ dàng. Cha mẹ cũng cần đặt mục tiêu để đảm bảo có thể thực hiện chúng một cách hiệu quả nhất. Do đó, mục tiêu mong muốn của bất kỳ bậc cha mẹ nào đối với việc giáo dục trẻ mẫu giáo là:
  • Giúp trẻ biết yêu thương, quan tâm và chia sẻ: Khi được giáo dục, trẻ sẽ cởi mở hơn để yêu thương và chia sẻ với những người xung quanh. Đứa trẻ ít bướng bỉnh hoặc ích kỷ hơn và trở nên đồng cảm hơn.
  • Giúp trẻ có những hiểu biết đúng đắn về con người và xã hội: Trẻ sẽ biết phân biệt đúng sai khi được giáo dục và có hành động phù hợp nhất.
  • Giúp con tránh xa tệ nạn xã hội: Tệ nạn xã hội luôn rình rập xung quanh chúng ta. Giáo dục cho trẻ hiểu những bất lợi, tác hại và hậu quả của xã hội sẽ giúp trẻ có ý thức tự bảo vệ mình, tránh bị dụ dỗ, lôi kéo.
  • Biết cách tự bảo vệ mình khỏi bị xâm hại: Giáo dục trẻ mẫu giáo về giới tính có thể giúp chúng nhận ra tầm quan trọng của những vùng nhạy cảm và cách tự bảo vệ mình trong những tình huống như vậy.
  • Sở hữu đầy đủ kỹ năng tự lập: Cha mẹ dạy trẻ có khả năng tự giải quyết công việc cá nhân và biết cách tự chăm sóc bản thân từ những điều cơ bản nhất. Trẻ sẽ trở thành người tự lập.
  • Sống Có Trách Nhiệm: Giúp trẻ trở thành người có trách nhiệm, biết làm điều đúng và mang lại điều tốt nhất.
  • Giúp trẻ thành công và tự tin hơn: Trẻ có cả kiến ​​thức và kỹ năng sống sẽ có sự tự tin mạnh mẽ. Những đứa trẻ như vậy cũng có tỷ lệ thành công cao hơn những đứa trẻ nhút nhát.
  • Giáo dục mầm non là vô cùng quan trọng và cấp thiết. Trẻ em có nền tảng giáo dục vững chắc chắc chắn sẽ có thể tự mình vượt qua ước mơ và đạt được những thành tựu quý giá nhất.

6+ Phương Pháp Giáo Dục Trẻ Em Kèm Ưu Nhược Điểm

PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI

Trích lời Montessori “ Trẻ em sinh thời đã là người quan sát, đặc biệt hứng thú với nhất cử nhất động của người lớn, đồng thời mong muốn bắt chước hành động đó. Xét từ đó, người lớn cần gánh vác một loại trách nhiệm. Họ có thể trở thành nguyên nhân gây ra hành động của trẻ, hoặc trở thành một cuốn sách mở sẵn để trẻ học tập. Nếu người lớn có thể làm tốt nhiệm vụ của một chỉ huy thì trước mặt trẻ cần tập trung chú ý thực hiện hành vi một cách yên lặng và từ từ để trẻ có thể nhìn rõ từng cử động một”

Phương pháp Giáo dục Montessori là một phương pháp sư phạm giáo dục trẻ em dựa trên nghiên cứu và kinh nghiệm của bác sĩ và nhà giáo dục Ý Maria Montessori (1870–1952).

Montessori

Đây là phương pháp với tiến trình giáo dục đặc biệt dựa vào việc học qua cảm giác. Năm 1907 bà bắt đầu sự nghiệp là nhà giáo dục khi bà được mời tổ chức 1 trường trong khu tái định cư ổ chuột khu vực San Lorenzo, Ý. Trong giai đoạn này bà đã quan sát thấy rằng trẻ em hoàn toàn bị cuốn hút bởi các vật dụng và chất liệu được thiết kế để trợ giúp sự cảm nhận của giác quan. Tiến sĩ Montessori tiếp tục phát triển những sự trợ giúp dạy học chuyên biệt được dùng cho những trẻ trong môi trường thích hợp và tôn trọng những đặc tính riêng biệt của trẻ.

Phương pháp Montessori chấp nhận sự duy nhất của mỗi trẻ và cho phép trẻ phát triển tuỳ theo những khả năng riêng của mình và thời gian riêng của mình. Do đó việc tổ chức các lớp học theo mô hình Montessorri phải đảm bảo sự tôn trọng tính riêng biệt của mỗi trẻ và phải bố trí phòng học và bài học phù hợp những nhu cầu và mục đích của mỗi em.

Phương pháp chủ yếu được áp dụng cho trẻ nhỏ từ 2-6 tuổi do các bản năng và sự nhạy cảm duy nhất của trẻ nhỏ đối với các điều kiện trong môi trường.

Đặc điểm nổi trội ở phương pháp Montessori là nhấn mạnh đến vai trò của tính tự lập, tự do (trong khuôn khổ cho phép) trong việc hình thành nhân cách trẻ. Ngoài ra, phương pháp này rất tôn trọng sự phát triển tâm sinh lý tự nhiên của trẻ, cũng như trang bị đầy đủ cho học sinh các kiến thức khoa học công nghệ tiến bộ và hiện đại. Tổ chức AMI (Hiệp Hội Montessori Quốc tế) và AMS (Hiệp Hội Montessori Mỹ) đã nêu ra đặc trưng của phương pháp học Montessori như sau:

• Lớp học ghép các lứa tuổi lại với nhau. Thông thường là các trẻ từ 2½ hay 3 tuổi đến 6 tuổi.

• Trẻ tự lựa chọn hoạt động (với điều kiện là các hoạt động này đã được giáo viên lên kế hoạch sắp xếp trước)

• Trẻ không bị ngắt quãng hay làm phiền trong quá trình ‘làm việc’

• Học sinh học hỏi khái niệm, kiến thức thông qua trải nghiệm thực tế với các học cụ, mô hình mang tính chất khám phá, xây dựng, hơn là học theo chỉ dẫn trực tiếp từ phía giáo viên.

• Các học cụ giáo dục đặc biệt được Bà Montessori và đồng sự nghiên cứu, sáng tạo và phát triển nên.

Phuong phap giao duc Montessori

Góc nhìn của Montessori về nền giáo dục nhân loại:

Montessori nhận thấy có những đặc tính mang tính bẩm sinh và phổ biến trong tâm lý con người mà con trai của bà và đồng sự Mario Montessori gọi đó là ‘human tendencies’ – ‘xu hướng của nhân loại’ (năm 1957). Những xu hướng đó là:

  • Bản năng tự bảo toàn
  • Khuynh hướng thích gần gũi với thiên nhiên
  • Tính trật tự
  • Thích khám phá
  • Giao tiếp
  • Làm việc hay còn được mô tả là ‘hoạt động có mục đích’
  • Thao tác với môi trường xung quanh
  • Tính chính xác
  • Tính lặp lại
  • Tính trừu tượng
  • Tính hoàn hảo
  • Trí tuệ toán học

Trong phương pháp Montessori, xu hướng trên được xem là các hành vi chủ đạo trong mỗi giai đoạn phát triển và phương pháp giáo dục tốt là phương pháp dựa trên các hành vi này, đơn giản hóa chúng và có tính ứng dụng phù hợp.

Môi trường giáo dục theo Phương Pháp Montessori cần được chuẩn bị trước:

Môi trường giáo dục của Montessori là nơi học sinh được tự do hoạt động trong một ‘môi trường được chuẩn bị’ – được thiết kế phù hợp với đặc trưng phát triển cơ bản của con người nói chung và tính cách mỗi cá nhân nói riêng ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Môi trường đó cho phép trẻ phát huy tính độc lập ở tất cả các lĩnh vực, phù hợp với xu hướng phát triển tâm lý bên trong trẻ.

Ngoài yếu tố tiếp cận dễ dàng với các học cụ Montessori theo từng lứa tuổi, môi trường Montessori còn phải thể hiện được các tiêu chí dưới đây:

• Xây dựng phù hợp với nhu cầu của trẻ

• Đẹp, hài hòa, sạch sẽ

• Có tính trật tự

• Có sự sắp xếp hợp lý giữa các hoạt động

• Các học cụ mang tính chuyên biệt, giúp tạo sự phát triển toàn diện của trẻ

Môi trường giáo dục và dụng cụ cần chuẩn bị theo Phương pháp Montessori

Các mức độ phát triển của trẻ theo góc nhìn của Montessori

Montessori chia sự phát triển của con người ra làm bốn giai đoạn, từ lúc mới sinh đến 6 tuổi, từ 6 -12 tuổi, từ 12-18 tuổi và từ 18-24 tuổi. Mỗi giai đoạn có những đặc trưng không giống nhau và tương ứng là các phương pháp tiếp cận giáo dục khác nhau cho từng giai đoạn:

Giai đoạn đầu tiên :

Là giai đoạn sau sinh đến khi trẻ được khoảng 6 tuổi. Theo sự quan sát của Montessori, trong suốt giai đoạn này trẻ trải qua quá trình phát triển tâm sinh lý không ngừng và nổi bật nhất. Trẻ là những cá nhân học tập và khám phá thế giới xung quanh rất tinh tế bằng các giác quan nhạy bén của mình, từ đó hình thành nên tính độc lập và tự xây dựng mang nét riêng của từng cá nhân. Montessori đã nêu ra một số khái niệm để giải thích quá trình ‘làm việc’ này của trẻ, bao gồm khái niệm về trí tuệ thẩm thấu , các thời kỳ nhạy cảm và sự bình thường hoá.

Trí tuệ thẩm thấu :

Montessori mô tả hành vi của trẻ nhỏ nỗ lực không ngừng nghỉ học hỏi thông qua các kích thích từ môi trường xung quanh – các giác quan, ngôn ngữ, văn hóa, và hình thành khái niệm với thuật ngữ ‘trí tuệ thẩm thấu’. Tiến sĩ Montessori thấy rằng giai đoạn phát triển quan trọng nhất của trẻ nằm ở sáu năm đầu đời – thời điểm trẻ sở hữu trong mình ‘Trí Tuệ Thẩm Thấu’. Nói cách khác, trẻ tiếp thu thế giới xung quanh giống như miếng bọt biển thấm hút nước vậy. Do đó, mục tiêu giáo dục trong thời kỳ này là trau dồi, tu dưỡng khát khao học hỏi và tiếp thu một cách tự nhiên của trẻ.Bà cũng cho rằng đây là khả năng duy nhất, đặc biệt trong giai đoạn đầu đời của trẻ và nó phai nhạt dần sau khi trẻ được 6 tuổi.

Thời kỳ nhạy cảm:

Montessori cũng quan sát các giai đoạn nhạy cảm đặc biệt của trẻ trước những kích thích từ môi trường xung quanh. Bà gọi đó là ‘Thời kỳ nhạy cảm’. Môi trường lớp học Montessori (các học cụ và hoạt động) được thiết kế và sắp xếp phù hợp với từng giai đoạn nhạy cảm mà trẻ bộc lộ. Montessori đã chỉ ra các giai đoạn nhạy cảm đó, bao gồm:

• Việc học tập, lĩnh hội ngôn ngữ – từ lúc mới chào đời đến khi trẻ được khoảng 6 tuổi

• Tính trật tự – giai đoạn trẻ từ 1-3 tuổi

• Sự gọt giũa tinh tế của các giác quan – từ lúc mới sinh đến 3 tuổi

• Sự đam mê với các đồ vật nhỏ – khi trẻ được 18 tháng đến 3 tuổi

• Sự phát triển của các hành vi xã hội – khi trẻ được 2,5 – 4 tuổi

Sự bình thường hoá:

Khái niệm này xuất phát từ yếu tố tập trung vào hoạt động đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ. Điểm nổi bật của nó là khả năng tập trung cũng như ‘các nguyên tắc không gây gò bó hay ép buộc theo khuôn khổ, trẻ cảm thấy hạnh phúc khi được làm việc, biết cảm thông và tham gia giúp đỡ những người khác’.

Mô hình giáo dục dành cho lứa tuổi ban đầu ( 0-6 tuổi):

Montessori đưa ra nhiều thuật ngữ liên quan đến chương trình học giai đoạn này. ‘Nido’ tiếng Ý, dịch ra có nghĩa là ‘tổ chim’ dùng để chỉ một số lượng nhỏ trẻ tử 2 tháng đến 14 tháng tuổi, khi trẻ đã biết đi.

‘Một Cộng đồng Trẻ Nhỏ’ ám chỉ số lượng trẻ nhiều hơn từ 1 – 2 tuổi rưỡi và 3 tuổi. Cả hai nhóm này đều được học trong môi trường có học cụ và hoạt động thiết kế phù hợp với độ lớn, kích thước và khả năng của trẻ. Trẻ hoàn toàn có cơ hội phát triển vận động và tính độc lập.

Việc rèn luyện cho trẻ kỹ năng tự đi vệ sinh cũng được đặc biệt chú ý trong giai đoạn này. Một số trường còn có mô hình lớp học ‘phụ huynh-học sinh’, cho phép cha mẹ vào lớp cùng các con.

Giai đoạn thứ hai (trẻ từ 6-12 tuổi)

Trong giai đoạn này, Montessori quan sát sự thay đổi về tâm sinh lý của trẻ, từ đó thiết kế môi trường học tập, kế hoạch bài giảng, học cụ phù hợp với những tích cách mới đặc trưng ở trẻ.

Về mặt sinh lý, Bà quan sát được quá trình thay răng ở trẻ và sự phát triển chiều cao của cơ thể trẻ. Về mặt tâm lý, Montessori nhận thấy có sự xuất hiện của ‘khuynh hướng tập thể – “herd instinct” – nghĩa là trẻ có xu hướng làm việc và giao tiếp theo nhóm; ngoài ra trẻ sở hữu trong mình trí tưởng tượng và biện giải vô cùng phong phú.

Qua những gì quan sát được, Montessori cho rằng quá trình ‘làm việc’ và phát triển của trẻ trong giai đoạn thứ hai này sẽ giúp chúng hình thành nên tính tự lập, khôn khéo, có tính tổ chức xã hội và dễ dàng tiếp thu các bài học đạo đức.

Mô hình giáo dục dành cho trẻ ở giai đoạn thứ 2 (6-12 tuổi) :

Các lớp tiểu học : Số lượng học sinh có thể từ ít đến Các lớp này có tên gọi là Ngôi Nhà Trẻ Thơ (‘Children’s House’). Lớp học có sự pha trộn giữa các lứa tuổi. Số lượng thường từ 20 – 30 học sinh, phụ trách bởi một giáo viên dày dạn kinh nghiệm và một trợ giảng.

Bàn ghế trong lớp được thiết kế dành riêng cho từng cá nhân hoặc nhóm trẻ hoạt động. Giá để học cụ cũng được thiết kế và sắp xếp đủ tầm với của trẻ. Ban đầu giáo viên sẽ giới thiệu mẫu hầu hết các hoạt động, sau đó trẻ tự do lựa chọn hoạt động mà chúng yêu thích.

Các học cụ và hoạt động trong lớp học giúp trẻ thực hành nhiều kỹ năng cơ bản như rót, xúc bằng thìa, học cụ phát triển các giác quan, học cụ liên quan đến toán học, ngôn ngữ, âm nhạc….

Cũng có sự pha trộn lứa tuổi ở bậc học này (nhóm 6-9 tuổi, nhóm 9-12 tuổi, thậm chí có nhóm 6-12 tuổi, nhưng hiếm gặp hơn). Trẻ sẽ được học theo nhóm, sau đó là hoạt động độc lập theo khả năng và sở thích của bản thân.

Trẻ hoạt động đọc lập theo khả năng và sở thích của bản thân

Quy mô hay chủ đề của bài học khá rộng. Montessori sử dụng thuật ngữ ‘giáo dục vũ trụ’ – ‘cosmic education’ để nói về vấn đề này. Bà cho rằng trẻ ở giai đoạn này cần được giáo dục để nhận biết vai trò của con người trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau khi tác động vào thế giới xung quanh.

Xem Thêm:   Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là gì? Nguyên nhân và Cách can thiệp

Các học cụ và bài học trong giai đoạn này được thiết kế phục vụ cho các môn học như ngôn ngữ, toán học, lịch sử, các môn khoa học, mỹ thuật, vv… Ngoài ra, học sinh còn được tham gia khám phá môi trường sống xung quanh thông qua nhiều hoạt động ngoại khóa, dã ngoại.

Giai đoạn thứ ba – giai đoạn thiếu niên (trẻ từ 12-18 tuổi)

Montessori quan sát thấy đây là giai đoạn trẻ có nhiều thay đổi về sinh lý rất quan trọng – nói cụ thể hơn là trẻ trải qua giai đoạn dậy thì trong thời kỳ này. Tâm lý của trẻ thường không ổn định và chúng gặp nhiều vấn đề về khả năng tập trung cũng như sáng tạo.

Thay vào đó, ở trẻ hình thành tính ‘phán xét và coi trọng phẩm hạnh cá nhân’. Montessori sử dụng thuật ngữ ‘bình ổn – valorization’ để mô tả điều này. Bà cho rằng giai đoạn thứ ba đánh dấu việc hình thành và phát triển của một người lớn trưởng thành ở trẻ.

Mô hình giáo dục dành cho trẻ ở giai đoạn thứ 2 (12 – 18 tuổi) :

Montessori không thiết kế chương trình đào tạo chi tiết cho các bậc học này. Tuy nhiên, một số trường học đã mở rộng chương trình của mình lên đến bậc trung học cơ sở và phổ thông trung học. Ngoài ra, một số tổ chức Montessori đã phát triển chương trình đào tạo giáo viên thông qua nhiều khóa học khác nhau.

Trẻ trong giai đoạn này nên được tiếp xúc thực tế và gần gũi thiên nhiên càng nhiều càng tốt, đặc biệt là trẻ ở thành phố. Đây là tiêu chí và phương châm hàng đầu mà các nhà giáo dục Montessori đã đưa ra đối với chương trình học ở thời kỳ này.

Ở giai đoạn này phụ huynh nên cho trẻ tham gia các phong trào hội, đoàn để tăng khả năng hòa nhập và tính tự lập cho trẻ: Hội Hướng Đạo Sinh , Gia Đình Phật Tử , Thiếu Nhi Thánh Thể hoặc phong trào Đoàn Đội tại trường ……

Giai đoạn thứ tư (trẻ từ 18-24 tuổi)

Montessori không tập trung nghiên cứu nhiều về giai đoạn này. Bà cho rằng những gì được đào tạo trong những giai đoạn đầu là tiền đề để trẻ phát huy khi tiếp xúc với cấp độ học văn hóa và khoa học cao hơn về sau này, từ đó có những ảnh hưởng và đóng góp nhất định cho xã hội.

Montessori nhận thấy giai đoạn này trẻ có thể làm việc kiếm tiền và độc lập về tài chính. Việc hạn chế số năm học đại học cũng không cần thiết vì theo bà, học tập có thể theo đuổi con người đến suốt cuộc đời.

Sự khác biệt giữa phương pháp giáo dục truyền thống và phương pháp giáo dục Montessori có thể tóm tắt một số ý chính như sau:

Lớp học truyền thống Lớp học Montessori
Cô có vai trò chính, trung tâm. Học sinh học thụ động, nhận thức do giáo viên áp đặt và sẽ mất tính sáng tạo, độc lập tự chủ Cô quan sát, hướng dẫn. Học sinh học chủ động, tự chơi, tự khám phá và sẽ trở thành những người độc lập về nhận thức và tính cách
Cô giữ gìn trật tự, kỷ cương trong lớp Cô khuyến khích các em tự giữ kỷ cương, chịu trách nhiệm cá nhân và xây dựng kỷ luật nội tâm
Cùng một lứa tuổi, nên hạn chế sự hợp tác giữa các bậc phụ huynh và học sinh. Các nhóm học tập cũng hạn chế 3-6 tuổi trong một lớp, khuyến khích sự hướng dẫn, giúp đỡ lẫn nhau, tăng cường sự hợp tác giúp phát triển kỹ năng học tập
Hoàn thành những bài tập với thời gian định sẵn Tăng cường sự tập trung, không gián đoạn để hoàn thành công việc
Kế hoạch học tập mẫu cho tất cả học sinh Kế hoạch công việc cho từng cá nhân
Tốc độ dạy được tiêu chuẩn hóa. Sai sót được cô sửa chữa , coi như khuyết điểm Tốc độ dạy tùy thuộc vào sự tiếp thu của học sinh, học sinh tự nhận biết sai sót và tự sửa chữa
Học thuộc lòng, khen thưởng, kỷ luật để tăng cường sự học tập Hiểu và cảm nhận sự thành công tăng để cường sự học tập

PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC HIGHSCOPE

Mô hình giáo dục HighScope | Trường Mầm non Song ngữ KIDZONE

Phương pháp giáo dục HighScope – được sử dụng cho trẻ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo, và tiểu học, ra đời tại Mỹ những năm 1960. Đến nay phương pháp giáo dục HighScope đã trở thành một trong bốn mô hình giáo dục mầm non nổi tiếng nhất thế giới, được sử dụng rộng rãi ở các trường mầm non quốc tế.

Triết lý giáo dục đằng sau mô hình HighScope là dựa trên nghiên cứu và học thuyết phát triển trẻ em của hai nhà tâm lý học nổi tiếng thế giới là Jean Piaget and John Dewey. Từ đó đến nay, Mô hình giáo dục HighScope đã có những nghiên cứu về sự phát triển nhận thức và não bộ.

9 PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC SỚM DÀNH CHO TRẺ TỪ 0 ĐẾN 12 TUỔI MÀ THẾ GIỚI ĐANG ÁP DỤNG

Mô hình giáo dục HighScope rất phổ biến tại Mỹ và phương Tây

Trong thực tiễn giảng dạy, Phương pháp giáo dục HighScope đúc rút kinh nghiệm từ công trình nghiên cứu của nhà tâm lý hoc phát triển, nhà giáo dục Lev Vygotsky, đặc biệt là chiến lược giá đỡ (scaffolding) của người lớn:

Nguoi lon giu vai tro ho tro cho tre trong Phuong Phap HighScope

  • Hỗ trợ trẻ ở mức phát triển hiện tại và nhờ đó giúp trẻ phát triển
  • Lấy một bối cảnh được sắp xếp qua đó trẻ có cơ hội chọn lựa vật liệu, ý tưởng và con người để tương tác trong các dự án mà trẻ thực hiện.
  • Người lớn làm việc cùng trẻ sẽ thấy mình giống như người hỗ trợ hoặc đối tác chứ không phải là người quản lý hoặc giám sát trẻ.

Phương pháp giáo dục HighScope là gì ?

Phương pháp giáo dục HighScope nhấn mạnh vào “cá nhân học tập chủ động”. Học tập chủ động có nghĩa là học sinh có những trải nghiệm trực tiếp với con người, sự việc, sự kiện và các ý tưởng. Sự hứng thú và những chọn lựa của trẻ là trung tâm của chương trình HighScope.

Trẻ xây dựng kiến thức cho riêng mình thông qua những tương tác với thế giới và con người xung quanh trẻ. Trẻ thực hiện bước đầu tiên trong quá trình học hỏi thông qua việc đưa ra những chọn lựa và thực hiện kế hoạch và quyết định của mình.

Các giáo viên, người chăm sóc trẻ và cha mẹ cung cấp cho trẻ sự hỗ trợ về tình cảm, vật chất và kiến thức. Trong quá trình học tập chủ động, người lớn gợi mở tư duy của trẻ thông qua những tương tác đa dạng về vật liệu và sự chăm sóc. Thông qua “giá đỡ”, người lớn giúp trẻ thu hoạch kiến thức và phát triển những kỹ năng giải quyết vấn đề sáng tạo.

Học tập chủ động là yếu tố quan trọng nhất của HighScope

Phương Pháp HighScope dùng khái niệm “giá đỡ” để miêu tả quá trình người lớn hỗ trợ đồng thời khéo léo mở rộng tư duy và lập luận của trẻ. Hỗ trợ là một khái niệm được giới thiệu bởi nhà tâm lý học phát triển Jerome Bruner và dựa trên nghiên cứu của nhà tâm lý học Lev Vygotsky. Vygotsky đề cập đến khu vực của sự “phát triển tiệm cận” (proximal development), là một khu vực giữa những gì mà trẻ có thể tự thực hiện được và những gì trẻ có thể làm với sự giúp đỡ của người lớn hoặc của trẻ em khác có sự phát triển tiến bộ hơn.

Các giáo viên HighScope quan sát kỹ lưỡng trẻ vì thế họ biết khi nào thì bước vào vùng này và cách thức bước vào ra sao. Trẻ em cần cảm thấy an toàn và tự tin về những gì trẻ biết, trước khi trẻ sẵn sàng chuyển lên một cấp độ tiếp theo. Khi HighScope nói người lớn ủng hộ và mở rộng việc học hỏi của trẻ, có nghĩa là người lớn trước tiên thông qua, hoặc ủng hộ, những gì trẻ đã hiểu, và rồi đến khi thích hợp, nhẹ nhàng khuyến khích trẻ phát triển tư duy lên một cấp độ mới.

Phương pháp HighScope khác các phương pháp giáo dục mầm non khác ở điểm nào?

Phương pháp giáo dục HighScope phù hợp với tiêu chuẩn thực hành tốt nhất được khuyến nghị bởi Hiệp hội Quốc gia Hoa Kỳ về Giáo dục trẻ em (NAEYC), Các Tiêu chuẩn thực hành của Chương trình Head Start (Giáo dục trẻ Mầm non) và các hướng dẫn cho các chương trình giáo dục trẻ em khác.

Tuy nhiên, với một chương trình khung rộng, HighScope có nhiều điểm độc đáo khác biệt so với các chương trình mầm non khác. Một trong những điểm khác biệt đẩu tiên phải kể đến Chuỗi hoạt động hằng ngày Plan-do-review. Nghiên cứu chỉ ra rằng việc lên kế hoạch (planning) và xem lại (review) là hai thành tố chính của hoạt động học tập hằng ngày, mang ý nghĩa tích cực và quan trọng nhất đối với điểm số khi đánh giá sự phát triển của trẻ.

Mô hình giáo dục theo Phương Pháp HighScope :

9 PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC SỚM DÀNH CHO TRẺ TỪ 0 ĐẾN 12 TUỔI MÀ THẾ GIỚI ĐANG ÁP DỤNG

Đặc điểm khác biệt thứ hai là nội dung chương trình HighScope trong việc phân loại những lĩnh vực xã hội, kiến thức và thể chất cần thiết. Về nội dung giảng dạy được tổ chức thành 8 phần chính phù hợp với tiêu chuẩn chương trình khung của mầm non Hoa Kỳ, bao gồm:

  1. Phương pháp học tập.
  2. Sự phát triển cảm xúc và xã hội.
  3. Phát triển Thể chất và Sức khoẻ.
  4. Ngôn ngữ, Đọc viết và Giao tiếp.
  5. Toán học.
  6. Nghệ thuật Sáng tạo.
  7. Khoa học và Công nghệ.
  8. Nghiên cứu xã hội.

Các lĩnh vực nội dung học tập cho trẻ mầm non gồm có 58 chỉ số phát triển chính (KDIs). Các KDIs là các ghi nhận về các hành vi quan sát được từ đó đánh giá những lĩnh vực học tập quan trọng của trẻ nhỏ.

Giáo viên HighScope ghi nhớ các chỉ số này khi họ thiết lập các môi trường và lên kế hoạch các hoạt động nhằm khuyến khích học tập và tương tác xã hội. Những chỉ số này cũng là cơ sở để tạo nên Hệ thống ghi chú quan sát trẻ mẫu giáo của HighScope (COR Advantage)

Mục tiêu của Phương Pháp HighScope với sự phát triển của trẻ là gì?

HighScope là một phương pháp giáo dục toàn diện với mục tiêu giúp trẻ phát triển mọi mặt:

  • Học tập thông qua việc tham gia chủ động với người, vật liệu, sự kiện và các ý tưởng
  • Trở nên độc lập, có trách nhiệm và tự tin – sẵn sàng để bước vào tiểu học và chuẩn bị kiến thức cho cuộc sống
  • Học cách lên kế hoạch cho nhiều hoạt động riêng của trẻ, thực hiện và trao đổi với người khác về những gì trẻ đã hoàn thành và những gì trẻ đã học được
  • Đạt được các kỹ năng và kiến thức trong các lĩnh vực thể chất, xã hội và học thuật quan trọng.

Học sinh theo học mô hình HighScope tại Mầm non

HighScope cung cấp cho trẻ những trải nghiệm được lên kế hoạch kỹ lưỡng trong các lĩnh vực khoa học, toán và đọc hiểu. Chẳng hạn, các tài liệu giảng dạy và trình độ của giáo viên bắt kịp với những phát hiện mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu và thực hành giáo dục.

Các chỉ số phát triển quan trọng trong toán học và các chỉ số đánh giá trẻ COR song hành với các tiêu chuẩn giáo dục trẻ mầm non của Hội đồng Quốc gia Hoa Kỳ dành cho Giáo viên Toán học.

Sự phát triển về mặt xã hội là một lĩnh vực học tập quan trọng trong chương trình HighScope. Các nghiên cứu tiếp tục nhấn mạnh rằng trẻ em trong các lớp học HighScope thể hiện mức độ nhận thức cao.

Các giáo viên khuyến khích sự phát triển về mặt xã hội của trẻ hơn nữa thông qua việc giúp trẻ học cách giải quyết các xung đột giữa các cá nhân với nhau. Viện Quốc gia về Sức khỏe trẻ em và Phát triển con ngườiHoa Kỳ khẳng định rằng tất cả các lĩnh vực của sự phát triển cảm xúc xã hội và học thuật này là cần thiết cho việc sẵn sàng bước vào môi trường học tập ở bậc học cao hơn.

PHƯƠNG PHÁP SHICHIDA – NHẬT BẢN

Giới thiệu cơ bản về phương pháp Shichida Nhật Bản - KidsOnline

Phương pháp shichida là phương pháp giáo dục sớm của Nhật Bản mới du nhập vào Việt Nam thời gian gần đây nhưng đã thu được rất nhiều sự chú ý.

Phương pháp đã thể hiện rõ được vai trò cũng như tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ ở những năm tháng đầu đời với những hiệu quả mà phương pháp đã mang lại. Nhưng phương pháp giáo dục sớm Shichida thực sự là gì thì có lẽ nhiều phụ huynh còn chưa biết rõ.

Giới thiệu sơ lược về nguồn gốc phương pháp shichida

Phương pháp giáo dục sớm Shichida là phương pháp giáo dục bắt nguồn từ Nhật Bản, ra đời trong những năm 1960 của thể kỷ XX, được đặt tên theo chính người đã sáng lập ra phương pháp – giáo sư Makota Shichida (1929-2009).

Phương pháp Shichida sẽ hỗ trợ con bạn những gì?

Phương pháp Shichida hướng tới một nền giáo dục toàn diện nên phương pháp sẽ bao gồm những bài học hỗ trợ bố mẹ giúp trẻ phát triển về mọi mặt từ trí óc, tinh thần đến thể chất…..

………. đặc biệt chú ý đến sự phát triển trí não của trẻ. Bởi đây là bộ phận quan trọng nhất, quyết định trực tiếp đến kết quả của các hoạt động khác.

Những bài học của phương pháp Shichida đã được chia cụ thể theo bốn mặt sau:

– Phát triển trí óc: phương pháp Shichida đặc biệt nhắm đến sự phát triển cân bằng giữa hai bán cầu não. Bởi lẽ hai bán cầu trong não bộ của chúng ta giữ hai vai trò hoàn toàn khác nhau.

Bán cầu não trái phân tích thông tin một cách logic, tiếp nhận thông tin từng bước dựa trên những cơ sở. Bán cầu não phải lại nhanh chóng tiếp nhận lượng lớn thông tin thông qua hình ảnh và cảm nhận.

Vì vậy, việc giúp trẻ cân bằng được cả hai bán cầu não giúp trẻ có kiến thức rộng mở, khả năng xử lý linh hoạt và đam mê học hỏi. Đồng thời giúp bé tăng cường khả năng tiếp thu kiến thức bên ngoài một cách hiệu quả

– Giáo dục tinh thần: Giúp trẻ có ý thức đạo đức từ sớm (yêu thương, thận trọng, nhạy bén,…)

– Giáo dục thể chất: qua những bài tập phù hợp giúp trẻ khỏe mạnh hơn

– Giáo dục dinh dưỡng: Dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Cung cấp đầy đủ dưỡng chất là nền tảng cho cơ thể trẻ phát triển lành mạnh, toàn diện.

Junbaby: Dạy trẻ theo phương pháp giáo dục sớm shichida của nhật bản ( phần  1 )

Nhưng giáo dục dinh dưỡng vẫn là một điểm khá mới lạ mà những phương pháp thông thường không để ý tới. Chính điều này, tạo nên một điểm khác biệt của phương pháp giáo dục sớm shichida so với những phương pháp khác.

Chính vì vậy, bằng cách kết hợp sức mạnh của não trái, Phương pháp Shichida hướng đến mục tiêu khơi dậy khả năng của trẻ một cách cân bằng mà chúng tôi gọi là “giáo dục não toàn diện”. Những khả năng như “cảm hứng” và “sáng tạo” được điều khiển bởi những chức năng của não phải.

Xem Thêm:   Quyền Của Trẻ Em Khuyết Tật Là Gì? Quy Định Pháp Luật Chi Tiết

Não phải tư duy bằng hình ảnh và có khả năng nhớ những gì chúng ta thấy chỉ bằng một cái nhìn. Điều này minh họa cho trí tưởng tượng phong phú. Não trái tư duy bằng ngôn ngữ, chi phối việc phân tích và tư duy lô-gic của chúng ta.

Thật đáng tiếc, chúng ta thường chỉ sử dụng não trái, còn não phải thường ở trong trạng thái ngủ. Những bé được dạy đúng cách để sử dụng não phải từ nhỏ sẽ có thể duy trì các khả năng này thậm chí sau khi bé lớn lên.

Có thể nói rằng, mỗi đứa trẻ đều là một thiên tài! Người ta nói rằng, ba mẹ bắt đầu tương tác với trẻ càng sớm, khả năng phát triển các khả năng mà trẻ có càng mạnh mẽ.

Đây là “Quy luật tài năng thuyên giảm” – theo Phương pháp Shichida khơi dậy và phát triển tài năng thiên bẩm của trẻ thông qua tư vấn cách tương tác với trẻ trong giai đoạn thơ ấu khi trẻ có khả năng hấp thu kiến thức ở mức độ cao.

Từ lúc sơ sinh đến ba tuổi là giai đoạn bé sử dụng não phải tối đa. Giữa bốn đến sáu tuổi là khi bé bắt đầu chuyển sang sử dụng não trái. Theo quy luật này, trẻ em có tiềm năng đáng kinh ngạc và sức mạnh đồng hóa, khi bé càng gần với lứa tuổi thai nhi và trẻ sơ sinh, khả năng khơi dậy các tiềm năng của bé càng cao và dễ dàng…….

……………. Đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ khả năng của trẻ, việc trẻ tham gia vào một loạt các hoạt động là rất cần thiết. Để phát triển toàn diện những khả năng này, “tình yêu thương” của ba mẹ và “môi trường” đóng vai trò quan trọng. Mục tiêu là giúp ba mẹ nuôi dưỡng trẻ với niềm vui và dõi theo trẻ bằng tình yêu.

PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC GLENN DOMAN

Phương Pháp Glenn Doman Là Gì? Chương Trình Glenn Doman - Mẹ Việt

Là một phương pháp phổ biến trên thế giới và phát huy tác dụng trong kích thích trí thông minh của trẻ bằng Flashcard (thẻ) hay Dot card. Phương pháp này không dạy cho trẻ biết đọc, viết hay biết phân biết đồ vật mà chỉ nhằm kích thích trí thông minh trong bộ não của trẻ.

Nguồn gốc phương pháp giáo dục Glenn Doman

Giáo sư Glenn Doman (1919 – 2013) là nhà vật lí trị liệu người sáng lập ra Viện thành tựu tiềm năng con người mà chính từ đây các cha mẹ trên thế giới đã tìm ra phương pháp nuôi dạy con tron nửa thế kỉ qua. Cả cuộc đời ông gắn liền với trẻ em, căn bệnh tổn thương não của trẻ và thành tựu to lớn về sự phát triển sớm của trẻ.

Năm 1966 ông được chính phủ Braxin vinh danh vì sự cống hiến cho trẻ em trên toàn thế giới. Trong 50 năm qua ông gây sức ảnh hưởng vô cùng lớn tới hàng triệu gia đình với cuốn sách : “Làm gì với đứa con bị tổn thương não của bạn” và hàng loạt các học liệu cùng phương pháp giúp khơi dậy thông minh trong bộ lão của trẻ với tên gọi : Phương pháp dạy trẻ sớm Glenn Doman đã và đang được phổ biến trên 180 nước trên toàn thế giới.

Phương pháp giáo dục Glenn Doman được ứng dụng như thế nào ?

Để hiểu rõ mục đích của phương pháp dạy trẻ sớm Glenn Doman thì chúng ta hiểu qua về cấu thành bộ não con người. Như chúng ta đã biết, bộ lão người chia làm 2 phần : não trái và não phải. Con người có những giai đoạn phát triển của bộ nào.

Đó là thời điểm thai được 22 tuần và thời điểm khoảng 5- 6 tháng tuối. 0-6 tuổi được xem là giai đoạn vàng phát triển của trẻ. Giai đoạn này giúp hoàn chỉnh hầu hết các chức năng của trẻ vì thế bỏ qua giai đoạn này trẻ vĩnh viễn không bao giờ có khả năng làm lại. Mặt khác, đến năm 6 tuổi trở đi, não phải ngừng phát triển mà nhường lại chỗ cho não trái.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, một người có thông minh hay không phần lớn được quyết định bởi việc phát huy chức năng não phải, hơn 70% nhà khoa học trên thế giới đều có ưu thế nằm ở não phải. Do đó có thể thấy, muốn phát huy tiềm năng trí tuệ não người, phải sử dụng cả não trái và não phải, khiến chúng cùng phát triển và hỗ trợ lẫn nhau. Điển thiên tài như Anhxtanh, Leona Dvince đều sử dụng hầu hết bên não phải và chỉ sử dụng 10% não trái.

Điều đặc biệt hơn, não phải có khả năng ghi được hình ảnh rất nhanh, chính xác, tự tin mà không cần ý thức, không cần phân tích.

Với phương pháp này, kích thích khả năng ghi nhớ, phân tích, xử lí tư duy logic cực kì thông minh của não phải của trẻ bằng các học liệu trực quan giúp trẻ em tu duy 1 cách thông minh, logic ngay từ ban đầu. Xây dựng phương pháp học tập cho trẻ một cách tự nhiên không ép buộc. Theo PGS, Tiến sĩ Đỗ Xuân Thảo thì Giáo dục sớm đang được hiểu theo ý nghĩa sai lệnh. Việc dạy dỗ đứa trẻ có thể tiến hành ngay khi trẻ sinh với phương pháp phù hợp với tâm lý của trẻ bởi trẻ say xưa khi thích thú một vấn đề gì đó. Còn học sớm là một nhiệm vụ bắt buộc trẻ phải làm và tập trung. Và phương pháp dạy trẻ sớm tạo ra sự khác biệt dựa trên tâm lý của trẻ giúp trẻ tiếp thu dễ dàng hơn một cách chủ động. Phương pháp này sử dụng các hình ảnh học liệu Flash card và Dot card như một trò chơi cho trẻ.

PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CỦA NGƯỜI DO THÁI

Phương pháp giáo dục don dủa người do thái

“Người Do Thái là dân tộc thông minh nhất thế giới, họ dường như được sinh ra là để làm chủ thế giới này”.Chỉ hơn 13 triệu dân nhưng chiếm gần 40% tỷ lệ người đoạt giải Nobel, người Do Thái được xem là dân tộc thông minh nhất thế giới. Góp phần làm biến động lịch sử nhân loại thế kỉ XX, phải kể đến nhà khoa học vĩ đại Albert Einstein, bộ óc của thế kỉ Sigmund Freud, họa sĩ theo trường phái lập thể Picasso, người sáng tạo ra chủ nghĩa Cộng sản Karl Marx hay những người giàu nhất thế giới như Bill Gates, Warren Bufett, Micheal Dell… Nói về người Do Thái thì ai trong chúng ta cũng đều trầm trồ ngưỡng mộ và khâm phục.

Một trong những “bí quyết” là dạy con biết vượt khó, làm việc nhà, liên tục đặt câu hỏi… từ nhỏ.

Chuyên gia giáo dục Lại Thị Hải Lý, người đã trực tiếp đến Isarel – đất nước của người Do Thái – để tìm hiểu về phương pháp giáo dục trẻ tại đây cho biết, cách nuôi dạy con của các bà mẹ Do Thái khá đặc biệt. Họ dành cho con “tình yêu đống lửa” – tức là sự nhen nhóm, khích lệ chứ không phải chỉ là cảm giác an toàn, bao bọc kiểu “tình yêu tử cung” như phần lớn các bà mẹ Việt. Bà mẹ nào trên thế giới cũng yêu con, nhưng cách yêu và thể hiện tình yêu khác nhau. Giữa “Tình yêu dòng nước mát” và “tình yêu dòng máu đào”, người Israel quan niệm nước mát chỉ giải cơn khát nhất thời còn “dòng máu đào” là tình yêu con phải nhìn xa trông rộng, đem lại lợi ích suốt đời cho con, đào tạo đứa trẻ trở thành bản lĩnh, thực sự mạnh mẽ trong đường đời.

Người Do Thái nói rằng “phụ huynh 100 điểm không bằng phụ huynh 80 điểm”. Có ba điều mà người mẹ không nên làm với con là: Không thỏa mãn trước; Không thỏa mãn tức thời; Không thỏa mãn quá mức yêu cầu của con.

“Cha mẹ ẩn giấu 20% tình yêu con để trở nên lý trí, khoa học, nghệ thuật trong cách dạy con. Ở Israel có những trường quý tộc nhưng lại đào tạo và rèn luyện cho học sinh biết được khó khăn, thử thách. Có một chỉ số được các vị phụ huynh đánh giá cao ở trẻ là AQ – chỉ số vượt khó. Càng con nhà khá giả càng cần rèn luyện chỉ số này”, bà Hải Lý chia sẻ. Người Israel tự đưa ra công thức cho chỉ số vượt khó AQ của họ là:

20% IQ + 80% (AQ + EQ) = 100% thành công.

(IQ: chỉ số thông minh, EQ: chỉ số cảm xúc). Họ tin rằng điểm số tốt nghĩa là trường học tốt, trường học tốt sẽ có tấm bằng đẹp, tấm bằng đẹp sẽ có công việc tốt, nhưng công việc tốt khác với người có sự nghiệp thành công.

Những bà mẹ Do Thái luôn nhớ một câu châm ngôn “Con lừa thồ sách”, ý muốn gửi một thông điệp tới các con rằng: “Nếu chỉ đọc sách mà không ứng dụng nó trong cuộc sống thì cũng chỉ là trí tuệ chết mà thôi”.

Và vì thế, người Do Thái coi làm việc nhà là dạy trẻ cơ hội sinh tồn cơ bản.Theo một nghiên cứu của Tạp chí giáo dục Gia đình tại Israel thì tỷ lệ thất nghiệp của người không biết làm việc nhà cao hơn 15 lần người biết làm việc nhà, thu nhập bình quân của họ cũng thấp hơn 20% so với người thạo việc gia đình. Họ dạy con làm việc nhà từ nhỏ, tùy theo lứa tuổi, và thông hường, trẻ 2 tuổi đã có thể tự phục vụ bản thân.

“Người Do Thái có câu nói nổi tiếng là ‘bố mẹ đừng làm quản gia mà hãy làm quân sư cho con’ ý nói hãy chỉ hướng dẫn, tư vấn cho con, đừng quá bao bọc và làm thay con mọi việc. Tuyệt đối không rơi vào căn bệnh 421 (4 ông bà nội ngoại, 2 bố mẹ vây quanh 1 đứa trẻ) vì điều đó chẳng khác cha mẹ sẵn sàng là nô lệ của con và chỉ đầu độc con mà thôi”

PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CỦA MÊXICO

Mexico: Ưu việt hệ thống giáo dục linh hoạt | Báo Giáo dục và Thời đại  Online

Quan niệm dạy dỗ, uốn nắn con theo những hành vi, ứng xử, ước mơ… mang tính phù hợp với chuẩn mực, theo số đông đang dần dần thay đổi. Các gia đình Mexico nói riêng và xã hội nói chung dường như đang hướng đến việc nuôi dạy con theo cách cá biệt hóa và tôn trọng sự khác biệt.

Một đứa trẻ biết nghe và làm theo những quy tắc mà người lớn trong gia đình đặt ra đã luôn được khen là một đứa trẻ ngoan. Nhiều bậc cha mẹ đã từng thấy nhàn nhã, tự hào vì điều đó. Họ tin rằng mình may mắn hoặc mình rất biết cách dạy con. Tuy nhiên, dưới tác động, đòi hỏi của xã hội hiện đại, bắt trẻ vào khuôn khổ và tuân theo quy tắc sẽ có nguy cơ sản sinh hàng loạt những đứa trẻ sống hiền lành, thụ động, dễ sai bảo y như cừu. Nó khiến trẻ khó khăn để trở thành một cá thể có bản sắc riêng, biết chủ động, mạnh mẽ thích nghi với hoàn cảnh hoặc cạnh tranh để thành công.

Nhiều bậc cha mẹ chuyển hướng. Họ chấp nhận con mình có những ương bướng, khác biệt, thậm chí có phương pháp đúng đắn và tạo điều kiện để nó bộc lộ ra. Khi trẻ có xu hướng bộc lộ sự “nhầm lẫn” về giới tính, gái giống trai, trai giống gái? Cha mẹ đang học cách không cấm đoán, chăm sóc con cái phải cư xử, biểu hiện, ăn mặc… theo giới tính mà cha mẹ mong muốn!

Khi trẻ thích nghịch ngợm, chọc phá, thích phiêu mưu, mạo hiểm với thế giới xung quanh? Cha mẹ ủng hộ và khéo léo quan sát, hướng dẫn để bảo vệ cho trẻ tránh khỏi nguy hiểm! Khi trẻ cứng đầu, thường phản pháo người lớn bằng các câu nói: “Con không muốn như vậy!”, “Con không thích làm điều đó!”…? Hãy chấp nhận và để trẻ được nói ra suy nghĩ của mình.

Để minh chứng cho xu hướng đó, nhà tâm lý học Luis Parra (Thụy Sĩ) đã tìm hiểu, phân tích những thông số về 5000 trẻ châu Âu và Mỹ. Kết quả cho thấy, những đứa trẻ trong những năm đầu tiên của cuộc đời được tạo cơ hội để nói ra với mọi người những gì nó nghĩ, nó cần, những thứ nó luôn phản kháng thường có chỉ số IQ cao hơn 20% so với những trẻ em biết nghe lời và có nhiều dấu hiệu cho thấy, sau này trẻ sẽ dễ thành đạt trong cuộc sống hơn.

Các bà mẹ gia nhập vào những nhóm, hội, câu lạc bộ, forum… để tìm kiếm thông tin, chia sẻ về cách nuôi dạy con là khá phổ biến. Người ta cho rằng: Tất cả chúng ta đều có nhu cầu muốn được nuôi con tốt hơn, bằng cách chia sẻ, bàn luận những thuận lợi, khó khăn của mình với các cha mẹ khác, bạn thấy mình được kết nối, nâng cao nhận thức, không hề đơn lẻ và hữu ích. Các bà mẹ Mexico lại hành động khác.

Ở đây, các mẹ có thể thường xuyên tổ chức những cuộc gặp gỡ, ăn uống, chuyện trò… về mọi chủ đề, nhưng riêng về việc bảo ban/phán xét nhau cách nuôi dạy con thì họ không bao giờ chú ý. Những người Mexico nổi tiếng có xu hướng tôn trọng cách nuôi con của người khác và tự tin vào cách nuôi con của chính mình. Họ không có thói quen nhận xét về người khác theo kiểu đánh giá được/chưa được:

“Chị nuôi con thế nào mà để con gầy quá!”

“Loại sữa chị cho con dùng chưa phù hợp?”,

“Sao chị để bé chậm nói thế?”,

“Sao không đưa cháu đi chữa bệnh ở bệnh viện A?”,

“Tại sao lại gửi cháu vào trường học B?” v.v…

Những người Mexico luôn tin rằng, bản thân mình và con mình là những cá thể rất riêng, được sinh ra trong hoàn cảnh gia đình, sức khoẻ, tuổi tác… khác biệt với những người khác. Vì vậy những nhu cầu, suy nghĩ, sự đòi hỏi, điều kiện đáp ứng tất yếu khác nhau. Không ai hiểu hoàn cảnh nhà mình bằng mình. Không ai hiểu con mình bằng mình. Khi người mẹ Mexico nghĩ rằng mình cần điều gì đó tốt cho con, họ chưa hiểu được vấn đề gì trong cách nuôi dạy con, họ sẽ tự điều chỉnh, tự tìm hiểu để thay đổi cho phù hợp, hài hoà, thích nghi… Nếu lấy một số lời khuyên, chuẩn chung của người khác áp dụng lên cách dạy con của mình thì sẽ chỉ là sự đồng hoá một cách khập khiễng.

Chính cách dạy con theo kiểu “phòng thủ” này mà những người mẹ Mexico đang được đánh giá là có công góp phần tạo nên những đứa trẻ có khả năng tự sinh tồn cao. Người Mexico khi di cư đến các vùng đất khác luôn được coi là những cư dân không dễ bị gục ngã.

PHƯƠNG ÁN 0 TUỔI – GS . Phùng Đức Toàn (Feng De Quan)

9 phương pháp giáo dục sớm cho trẻ hiệu quả - Phương Nam Group

Giáo sư Phùng Đức Toàn (Feng De Quan) – tác giả bộ sách “Phương án 0 tuổi” – được mệnh danh là “cha đẻ của giáo dục trẻ thông minh sớm Trung Quốc đương đại”, chuyên gia nổi tiếng thế giới về phát triển tiềm năng trẻ em, đặc biệt cho trẻ từ 0 tuổi (thai nhi) đến 6 tuổi.

Xem Thêm:   Trẻ Tự Kỷ Thông Minh Là Gì? Có Cần Điều Trị? Giải Đáp Chi Tiết

Gs. Phùng Đức Toàn từng chia sẻ: “Cuộc sống của con người là hữu hạn, tuổi thọ của mỗi chúng ta không thể tăng lên gấp vài lần. Tuy nhiên, trong cái hữu hạn đó, con người có thể khỏe mạnh hơn, thông minh hơn, có trí tuệ cao siêu và hợp lý hơn, có tính cách và phẩm chất cao thượng hơn, có tư duy đạo đức tốt đẹp hơn, có tinh thần khai phá và sáng tạo mạnh mẽ hơn – tóm lại là có tố chất nhân tài ưu tú.

Mà những nhân tài như thế cần được bồi dưỡng ngay khi còn là những mầm non nhỏ bé, bởi lẽ nếu muốn xây nên một tòa nhà cao tầng thì phải đặt nền móng vững chắc và kiên cố. Hãy mang lại cho trẻ con một tuổi thơ hạnh phúc vui vẻ, đồng thời hãy đặc biệt chú trọng tạo cho con trẻ một bước khởi đầu tốt và một ưu thế mạnh!”.

Ông đặc biệt nhấn mạnh: “Bạn có thể có nhiều điều tiếc nuối trong tuổi thơ của mình, nhưng bạn không thể cho con mình một tuổi thơ đầy hối tiếc. Bạn có thể không phải là thiên tài, nhưng bạn hoàn toàn có thể trở thành cha mẹ, thầy cô của những thiên tài”.

“Phương án 0 tuổi” được xem là một phát minh vĩ đại, bởi kết quả áp dụng của nó đã đạt được mục tiêu giáo dục đặt ra, không chỉ dừng lại ở giáo dục toàn diện mà còn chú trọng phát hiện và bồi dưỡng tài năng vốn có của trẻ, để từ đó tạo ra những nhân tài góp phần thúc đẩy cho sự phát triển tiến bộ của xã hội và nhân loại.

Trải qua 30 năm nghiên cứu, thí nghiệm và thực hiện, đã có hơn một triệu gia đình trong và ngoài Trung Quốc tham gia thực hiện các phương pháp giáo dục sớm cho trẻ theo “Phương án 0 tuổi” như Mỹ, Canada, Nhật Bản, Malaysia, Philippines… trên tinh thần phổ biến nâng cao tố chất thiếu nhi, đến nay đã có hàng ngàn trẻ em thông minh và tài năng.

Phương án 0 tuổi là gì?

“Phương án 0 tuổi” là tên gọi tắt của “Công trình giáo dục ưu việt và phương án thực thi cho trẻ từ 0-6 tuổi”. “Phương án 0 tuổi” chỉ rõ rằng nhân loại cần nhận thức lại tiềm năng của bào thai, trẻ sơ sinh, trẻ mẫu giáo, đồng thời giới thiệu một hệ thống lý luận cơ bản và phương pháp để khai mở những tiềm năng này.

Có thể nói “Phương án 0 tuổi” chủ trương là một phương pháp giáo dục “mở”. Đó là dạy trẻ từ khi còn là thai nhi, thấm nhuần hoàn cảnh giáo dục, giáo dục vui chơi trong cuộc sống, giáo dục học đường trong sự hoạt bát, giáo dục tình cảm khoa học.

Dạy trong linh hoạt, học trong trò chơi, người dạy có ý mà người học vô ý; trong lúc chơi có học, và trong học hành có chơi; bé tự quen với môi trường và người lớn làm gương dẫn dắt; tích cực ám chỉ, chú trọng khích lệ; phải yêu thương dạy dỗ, nhưng không thể quá nuông chiều; chú ý thái độ yêu thương để khống chế tâm tư, phải nuôi dưỡng trẻ có thói quen hình thành tính cách nhất định…

“Phương án 0 tuổi” phản đối việc giáo dục trẻ sơ sinh hoặc giáo dục thời kì sớm mà nói thành “giáo dục trước tuổi đi học”.

“Phương án 0 tuổi” cho rằng nhà trẻ truyền thống phải thay đổi các xu hướng “chăm sóc hóa”, “tiểu học hóa” và “quí tộc hóa” đang ngày càng trở nên phổ biến, nó sẽ làm hạn chế sự phát triển đầy đủ các tố chất và sự hồn nhiên vốn có của trẻ thơ.

Mục tiêu của “Phương án 0 tuổi” ……

…… nhằm bồi dưỡng nên những tính cách, phẩm chất tốt cho trẻ và cũng giống như các phương án giáo dục sớm, tác giả “Phương án 0 tuổi” cảnh báo: “Những ai muốn biến con thành thần đồng thì đừng đọc sách giáo dục sớm vì đó không phải là mục đích của những phương pháp này!”.

Theo các nhà khoa học, những đứa trẻ bình thường chỉ cần giáo dục đúng cách, chúng sẽ trở thành phi thường, làm những điều mà người lớn cũng không thể ngờ tới.

Ông Nguyễn Đình Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục trẻ thông minh sớm Việt Nam cho biết: Chúng tôi có con gái đầu lòng được 2 tuổi. Cũng như những gia đình khác, chúng tôi tìm hiểu qua sách để dạy bé và tình cờ biết được “phương án 0 tuổi” của Giáo sư Phùng Đức Toàn.

Sau một thời gian áp dụng, có thể nói kết quả khá khả quan: 4 tháng cháu đã biết gọi mẹ ơi, bà ơi…, bây giờ, 21 tháng thì cháu hiểu biết khá nhiều và nhanh nhẹn, thông minh hơn hẳn các bạn cùng trang lứa.

PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC REGGIO EMILIA

Tìm hiểu về phương pháp Reggio Emilia - Phương pháp giáo dục sớm cho trẻ

Bên cạnh những phương pháp giáo dục gây tiếng vang như: Montessori, Glenn Doman hay Shichida thì Reggio Emilia là một phương pháp giáo dục trao vào tay bé chiếc chìa khóa để bé tự do khám phá thế giới. Hãy cùng tìm hiểu phương pháp này nhé.

Giới thiệu về phương pháp Reggio Emilia:

Phương pháp giáo dục Reggio Emilia được đặt tên không phải dựa trên tên một nhà khoa học hay một nhà tâm lý nổi tiếng mà đó là tên của một thành phố nằm ở phía Bắc nước Ý. Nơi đây hứng chịu những hậu quả nặng nề sau thế chiến thứ hai nhất là việc không có trường học cho trẻ. Nhưng bằng tình yêu thương và niềm hi vọng vào con trẻ, những ông bố, bà mẹ nơi đây tự đi xin đồ để xây dựng trường học, đến cả những người cao tuổi cũng góp sức của mình để giúp bọn trẻ có những bữa ăn đủ chất dinh dưỡng.

Phương pháp Reggio Emilia thúc đẩy trẻ tự tìm tòi sáng tạo

Không có giáo viên, không có giáo án, họ thay phiên nhau đồng hành cùng trẻ, trẻ học bằng cách tự khám phá, tự đặt ra câu hỏi và học rất thiên nhiên. Cứ như vậy bọn trẻ nơi đây lớn và trưởng thành dần. Một ngày nọ, Loris Malaguzzi xuất hiện và đề ra phương pháp tiếp cận về giáo dục, lấy trẻ làm trung tâm và cho chúng sự tự do khám phá, tìm tòi tuyệt đối và lấy tên chính thành phố này đặt tên cho nó.

Hiện nay, ở nhiều trường học trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng cũng áp dụng phương pháp Reggio Emilia trong việc giáo dục cho trẻ. Bằng cách thông qua các hoạt động nghệ thuật như: nặn, vẽ, sáng tác tranh…giúp thúc đẩy trí tưởng tượng, sáng tạo cũng như khả năng giải quyết vấn đề độc lập của trẻ.

Những đặc điểm của phương pháp Reggio Emilia:

Trẻ là chủ thể trong mọi hoạt động :

Trẻ được tự chủ khám phá, tìm tòi đặt ra câu hỏi và đề xuất phương án giải quyết. Chẳng hạn bé muốn dựng một ngôi nhà, thì giáo viên chỉ là người cung cấp cho bé những nguyên vật liệu cần thiết, rồi để bé tự do tư duy, tìm ra cách thích hợp để hoàn thành chúng.

Trẻ được nói ngôn ngữ của riêng mình và thực hiện hóa suy nghĩ bằng nhiều cách khác nhau: Trong khi thực hiện một công việc bé sẽ có hàng trăm cách suy nghĩ, sự sáng tạo khác nhau và việc của bé là lựa chọn và mày mò những gì phù hợp với mình.

Trẻ tự do sáng tạo và phát triển theo phương pháp Reggio Emilia

Môi trường là người thầy thứ ba của trẻ: với phương pháp Reggio Emilia thì môi trường chính là nơi để bé thực hiện hóa những ý tưởng của mình. Hầu hết ở các trường học Reggio Emilia đều có những xưởng với đầy đủ đất nặn, màu vẽ, nguyên liệu thiên nhiên…để cho bé tự do thể hiện những sáng tạo của mình.

Giáo viên, cha mẹ đóng vai trò như những người đồng hành của trẻ:

Sẽ không có sự áp đặt, ép buộc nào với trẻ. Giáo viên hay phụ huynh chỉ đóng vai trò như những người đồng hành cùng bé, khơi gợi và kích thích và sáng tạo của bé mà thôi.

Một số lưu ý khi tiếp cận phương pháp Reggio Emilia:

  • Với phương pháp Reggio Emilia, cái khó không nằm ở những đứa trẻ mà nằm ở những giáo viên muốn theo phương pháp Reggio Emilia. Bởi giáo viên chỉ đóng vai trò hỗ trợ trẻ khám phá mà thôi, nên không được áp đặt trẻ, chỉ hướng dẫn và đồng hành cùng bé.
  • Giáo viên Reggio Emilia phải là những người nhiệt huyết, vui vẻ và đặc biệt yêu thích thiên nhiên. Bởi chính họ là cầu nối trẻ đến với hành trình tự khám phá.
  • Giáo viên Reggio Emilia đóng vai trò người đồng hành
  • Môi trường đóng vai trò quan trọng trong phương pháp Reggio Emilia, vì các bé sẽ khám phá, học hỏi kiến thức thông qua thiên nhiên. Một số trường cũng đã xây dựng những nhà xưởng chế tạo với những đất nặn, màu vẽ và dụng cụ thiết kế…để bé có không gian sáng tạo, tìm tòi.
  • Phương pháp giáo dục Reggio Emilia mang đến cho trẻ sự tự do thể hiện bản thân, tự do phát huy những gì tốt đẹp nhất tiềm tàng ẩn sâu trong bản thân trẻ. Chính vì vậy, nếu lựa chọn phương pháp này để giáo dục con thì phụ huynh đừng áp đặt hay ràng buộc con trẻ.

PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KIỂU MỸ

5 BÍ QUYẾT CHINH PHỤC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KIỂU MỸ

Theo quy định của pháp luật, các bậc phụ huynh ở Mỹ chỉ có trách nhiệm nuôi con dưới 18 tuổi còn trên 18 tuổi chúng sẽ phải tự chi trả cho cuộc sống của mình. Thực tế cho thầy hầu hết các thanh niên ở Mỹ đều có thể tự kiếm tiền nuôi mình và tự chi trả cho việc học tập khi ở độ tuổi 18. Còn trẻ con Mỹ rất thông minh, tự lập và dũng cảm.

Các bé không chỉ thông minh mà còn rất sáng tạo sở dĩ chúng có được những phẩm chất này chính nhờ vào cách giáo dục của cha mẹ người Mỹ. Họ không chỉ là bạn mà còn là người thầy ở bên con trong suốt cuộc đời.

Ngay từ khi còn rất nhỏ, trẻ em Mỹ đã tự biết mặc quần áo, đưa báo đến từng nhà khi trời con chưa sáng, thậm chí có thể tự đi chơi một mình với bạn bè, đi ra ngoài không sợ bóng tối hay có thể tự mình sửa chữa những món đồ chơi bị hỏng hoặc tự kiếm tiền chi trả học phí.

Ngay từ khi 1 tuổi rưỡi, người Mỹ đã bắt đầu dạy cho trẻ các kỹ năng tự phục vụ bản thân mình vì nó sẽ giúp trẻ tăng cường tính độc lập và cảm giác về sự thành công, không chỉ có lợi cho sự phát triển của trẻ mà còn giúp đỡ các bố mẹ rất nhiều. Bất cứ sự chăm sóc nào từ phía người lớn cũng phải tạo cho trẻ có cơ hội rèn luyện các kỹ năng này.

Ở các trường mẫu giáo ở Mỹ, ngoài việc khơi gợi tiềm năng giai đoạn đầu cho trẻ người ra rất coi trọng việc:

Dạy trẻ các quy tắc lễ nghi: phải nghe theo lời chỉ bảo của các giáo viên, học cách tham gia các hoạt động tập thể cùng với những đứa trẻ khác.

Đối với những trẻ phạm lỗi, không nghe lời : dùng phương pháp phạt đứng một mình bởi ở độ tuổi này trẻ rất sợ ở một minh hơn nữa khi đó trẻ sẽ bình tĩnh trở lại và lúc đó giảng giải cho trẻ sẽ hiệu quả cao hơn.

Nguyên tắc giáo dục trẻ nhà trẻ

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON – Học Và Làm

  • Đối với từng lứa tuổi cụ thể, cha mẹ sẽ có những phương pháp giáo dục mầm non riêng đảm bảo phù hợp và hiệu quả nhất. Vì vậy, lứa tuổi mẫu giáo của trẻ sẽ là từ 3 tháng đến 3 tuổi. Đây là lứa tuổi trẻ chưa phát triển hoàn thiện về nhận thức và cảm xúc. Vì vậy, khi giáo dục trẻ ở độ tuổi này cần tuân thủ một số nguyên tắc như:
  • Nói thêm: Trẻ em lứa tuổi này chưa hình thành ý thức hoàn chỉnh, chưa nhận thức được những lời dạy bảo của cha mẹ. Vì vậy, mọi nội dung phụ huynh đều cần áp dụng các nguyên tắc đối thoại. Nói nhiều để trẻ quen và thay đổi hành vi.
  • Nhẹ nhàng: Để giáo dục trẻ ở độ tuổi này, bạn không nên dùng cách la hét, ép buộc hay dụ dỗ. Trẻ em, đặc biệt là 2-3 tuổi, có xu hướng muốn khám phá mọi thứ và không muốn lọt vào khung hình. Vì vậy, cha mẹ cần nhẹ nhàng trong mọi tình huống.
  • Khuyến khích, động viên, khen ngợi: Trẻ em thích được khen ngợi. Trẻ em sẽ lấy nó làm chỗ dựa. Vì vậy, trước khi trẻ thực hiện mọi hành vi đúng, cha mẹ cần động viên, khen ngợi trẻ.

Nguyên tắc giáo dục cho trẻ mầm non

  • Trẻ mẫu giáo có một số quan điểm nguyên thủy nhất về mọi thứ xung quanh chúng. Trẻ ở độ tuổi này đã biết bày tỏ những điều mình thích và không thích, cũng biết bày tỏ ý kiến ​​của mình. Đặc biệt, trẻ em cũng có thể phát triển thái độ nổi loạn và bất hợp tác đối với những gì người lớn nói với chúng. Vì vậy, để mang lại hiệu quả giáo dục tốt nhất, cha mẹ có thể chú ý những nguyên tắc sau:
  • Tương tác hai chiều: Khi con cái có nguyện vọng, nhu cầu cần lắng nghe cha mẹ. Những nhu cầu không đúng, cha mẹ có thể chỉ cho con những mặt tích cực, tiêu cực và hậu quả. Điều này sẽ dần dần giúp trẻ có nhận thức đúng đắn hơn và có hành vi đúng đắn hơn.
  • Phần thưởng và hình phạt: Trẻ em ở độ tuổi này có xu hướng thể hiện cá tính mạnh mẽ. Vì vậy, cha mẹ cần cho trẻ biết việc mình đang làm là đúng, việc mình đang làm là sai để thay đổi quan niệm và hành vi của trẻ. Cha mẹ nên đưa ra những hình phạt thích đáng để trẻ nhận ra việc mình làm là sai.
  • Không đánh đòn: Các hình thức la mắng, đòn roi ở lứa tuổi này có thể khiến trẻ muốn phản kháng hơn là hợp tác. Vì vậy, để hỗ trợ giáo dục trẻ mẫu giáo một cách hiệu quả, cha mẹ không nên sử dụng những hành vi tiêu cực này.
  • Dù con ở độ tuổi nào, cha mẹ cũng cần là tấm gương, luôn lắng nghe và động viên con. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần kiên nhẫn để cùng con đạt được những mục tiêu lớn nhất.

Mọi phương pháp giáo dục cho trẻ mẫu giáo đều giúp trẻ phát triển mọi kỹ năng và nhận thức một cách đúng đắn nhất. Vì vậy, cha mẹ cần nghiên cứu từng phương pháp và đánh giá xem phương pháp nào phù hợp với nhận thức, cảm xúc và kỹ năng bên trong của trẻ. Cha mẹ có thể lựa chọn cho con phương pháp giáo dục trẻ em sớm phù hợp và hiệu quả nhất.