Chắc hẳn các bậc phụ huynh đều biết rằng, cách dạy con trai luôn khác với con gái bởi hầu hết các bé trai đều nghịch ngợm, bướng bỉnh và khó dạy bảo hơn. Nhất là khi đến tuổi dậy thì – giai đoạn tâm sinh lý của các con dần thay đổi và việc dạy bảo bé sẽ còn khó hơn gấp bội. Trong bài viết dưới đây, Luật Trẻ Em Thủ Đô sẽ chia sẻ một số cách giúp ba mẹ dạy dỗ con trai nên người. Mời ba mẹ cùng tham khảo!

1. Đặc điểm phát triển tâm lý của bé trai

Mỗi độ tuổi khác nhau, các bé trai sẽ có những đặc tính tâm lý khác nhau. Tuy vậy, vẫn có một số đặc điểm chung mà hầu như bất cứ bạn nhỏ nào cũng có, đó là:

  • Vô cùng hiếu động, thích chạy nhảy hoặc chơi các trò chơi vận động.
  • Thích chọc ghẹo người khác và thích làm trò.
  • Phần đa các bé trai đều có tính cách hướng ngoại.
  • Hầu hết các bé trai từ độ tuổi dậy thì trở đi sẽ phát triển “cái tôi” rất mạnh mẽ, điều này sẽ dẫn đến việc trẻ chỉ thích làm những gì mình thích, hãy cự cãi thậm chí là cáu gắt với người lớn.
  • Càng lớn, các con thường có xu hướng thích tham gia cùng các nhóm bạn nam nhiều hơn.
nuôi dạy bé trai 0-6 tuổi
Độ tuổi khác nhau, các bé trai sẽ có những đặc tính tâm lý khác nhau

Khi lên 9 tuổi, các bé trai đã sẵn sàng cho quá trình dậy thì và bắt đầu bước vào độ tuổi vị thành niên. Các bé ở độ tuổi này tuy vẫn là trẻ con nhưng đang bắt đầu học cách trở nên độc lập hơn, thậm chí có thể đảm đương một số trách nhiệm lớn hơn dưới sự giám sát của người lớn. Để nuôi dạy con trai 9 tuổi hiệu quả cũng như nắm bắt được tâm lý trẻ ở giai đoạn này, ba mẹ cần biết rõ các cột mốc phát triển về thể chất, cảm xúc, xã hội và nhận thức của trẻ.

2. Đặc điểm của các bé trai bướng bỉnh

Trước khi học cách dạy con trai hiệu quả thì ba mẹ cần nắm được những đặc điểm của trẻ bướng bỉnh để đối chiếu xem bé nhà mình có những dấu hiệu đó hay không. Từ đó, ba mẹ mới có thể tìm kiếm và lựa chọn một cách nuôi dạy con trai phù hợp. Thông thường, những bé trai bướng bỉnh sẽ có một trong các đặc điểm sau:

  • Thích được mọi người lắng nghe và thừa nhận quan điểm của mình là đúng
  • Thích được tự lập, độc lập trong tất cả các vấn đề
  • Quyết tâm đòi hoặc làm bằng được những điều mà bé thích
  • Dễ nổi nóng với người khác và không kiềm chế được bản thân khi thất bại
  • Bắt đầu thích “áp đặt” suy nghĩ, quan điểm của bản thân lên người khác.
Xem Thêm:   Có Nên Cho Trẻ Học Tiếng Anh Sớm?

3. Nguyên nhân khiến bé trai ngày càng bướng bỉnh

Có rất nhiều nguyên nhân khiến các bé trai trở nên bướng bỉnh và khó bảo, ví dụ như:

Trẻ được nuông chiều quá mức

Việc ba mẹ nuông chiều trẻ quá mức luôn là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng các bé trai không chịu nghe lời. Càng để lâu, bé sẽ càng ỷ lại và sinh ra thói quen cứ yêu cầu là phải được đáp ứng. Nếu không được chấp nhận, ngay lập tức trẻ sẽ tỏ ra khó chịu và có những hành động như khóc nhè, mè nheo, ăn vạ,…

Nuông chiều các bé quá mức sẽ dễ làm con trở nên bướng bỉnh và khó bảo

Ba mẹ tạo áp lực cho con

Một nguyên nhân phổ biến khác khiến các bạn nhỏ cả trai lẫn gái đều trở nên ương bướng, không chịu nghe lời đó là do phụ huynh tạo áp lực lên con. Nói một cách dễ hiểu hơn thì ba mẹ đưa ra những đòi hỏi, yêu cầu không hợp lý hoặc vượt quá khả năng của trẻ dẫn đến tác dụng ngược, trẻ không những không làm được mà còn cố ý làm trái với yêu cầu của ba mẹ

Ví dụ: Anh hai chơi với em làm em khóc, ba mẹ chưa hỏi han câu chuyện như thế nào mà đã đổ lỗi, la mắng bé vì không dỗ dành, nhường nhịn em. Đây là một hành động dù vô tình hay cố ý đều gây áp lực và làm tổn thương đến con trẻ. Đặc biệt là đối với các bé trai, khi cảm thấy ấm ức các con thường có các hành động mất kiểm soát như ném đồ đạc, la hét thậm chí đánh lại em vì thấy ba mẹ đối xử không công bằng,…

Mâu thuẫn trong cách dạy con

Đối với cách nuôi dạy con trai, mỗi người lớn sẽ có những quan điểm riêng của mình. Mâu thuẫn có thể xảy ra giữa ba với mẹ hoặc giữa ba mẹ với ông bà, khiến bé hoang mang không biết nghe theo lời của ai. Dần dần, các bé trai sẽ biết lợi dụng điểm này để đòi hỏi, làm nũng hoặc trở nên bướng bỉnh, khó bảo hơn.

Ba mẹ không làm gương cho con

Trẻ con luôn tò mò và thích bắt chước các hành vi của người lớn. Trong khi đó, nuôi dạy bé trai 0-6 tuổi thì ba mẹ cần phải chú ý mọi hành vi của mình nhiều hơn vì trẻ lứa tuổi này vẫn chưa phân biệt được đúng, sai.

Đồng thời, con cái cũng chính là chiếc gương phản chiếu hình ảnh của ba mẹ. Do vậy, một khi ba mẹ có những hành vi không đúng với chuẩn mực thì không thể nào đòi hỏi các con phải ngoan ngoãn, lễ phép như ý mình muốn.

Xem Thêm:   Những Phương Pháp Dạy Bảng Chữ Cái Tiếng Anh Cho Bé

Trẻ bị tác động bởi môi trường xung quanh

Ngoài gia đình thì quá trình học tập và vui chơi sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến tính cách lẫn hành vi của các bé trai. Vì vậy, tạo cho con một môi trường tốt nhất ngay từ khi còn nhỏ là việc làm quan trọng giúp trẻ có thể phát triển toàn diện, hình thành nên những cách cư xử đúng đắn nhất.

cách nuôi dạy con trai
Việc giáo dục không đúng cách sẽ gây ra nhiều tổn thương cho tâm lý của con trẻ

4. Cách dạy con trai bướng bỉnh hiệu quả

Không áp đặt con

Nếu ba mẹ chỉ muốn con trẻ nhất nhất làm theo những mong muốn của mình thì rất dễ khiến bé không phục và càng trở nên bướng bỉnh hơn. Vì thế, khi dạy con, phụ huynh chúng ta nên bình tĩnh, có thái độ và hành vi chừng mực. Hãy nhớ đừng để  bé trai nhà mình thấy rằng ba hoặc mẹ chỉ là một người khô khan, cứng nhắc, chỉ biết ra lệnh,… nhé!

Nhất quán và rõ ràng

Khi đã quyết định đặt ra một quy tắc hoặc một quy định nào đó, cả nhà cần cố gắng thực hiện nghiêm túc và không nên tự ý thay đổi nó. Việc tất cả các thành viên đều chấp hành tốt các quy định sẽ giúp trẻ hiểu và ghi nhớ tốt hơn các nội quy, từ đó hình thành nên các thói quen tốt.

cách dạy con trai bướng bỉnh
Giữ thái độ và hành vi chuẩn mực khi dạy con sẽ khiến bé thêm yêu quý và kính trọng ba mẹ

Kỷ luật

Một trong những nguyên tắc không được bỏ qua trong cách dạy con trai đó chính là kỷ luật. Đây là phương pháp đúng đắn được thể hiện dưới hình thức các quy tắc kèm theo hình phạt nếu bé không tuân thủ. Tuy nhiên, khi áp dụng kỷ luật với bé, ba mẹ nhớ cân nhắc các hình phạt sao cho phù hợp và không nên lạm dụng đòn roi hay quát mắng, nạt nộ to tiếng với trẻ nhé!

Thay vào đó, mẹ có thể kỷ luật bé bằng những hình phạt vừa có tính răn đe, vừa dạy dỗ hiệu quả như: chép phạt, úp mặt vào tường, ngồi một mình tự kiểm điểm bản thân, suy nghĩ để tìm đúng lỗi của mình và biết nói lời xin lỗi,…

Tôn trọng con

Đây là phương pháp được người Nhật áp dụng rất thành công. Khi trẻ phạm lỗi, ba mẹ đừng vội tức giận mà hãy bình tĩnh xem xét sự việc, đặt mình vào vị trí của bé để có thể hiểu con nhiều hơn mà không làm trẻ xấu hổ trước mọi người.

học cách dạy con trai hiệu quả
Hãy nói chuyện như một người bạn để hiểu rõ hơn tâm tư, nguyện vọng của con ba mẹ nhé!

Việc ba mẹ mất kiểm soát không chỉ gây tổn thương đến tinh thần của trẻ mà còn khiến khoảng cách giữa ba mẹ và con cái dần trở nên xa cách. Đồng thời, phụ huynh cũng nên lưu ý rằng khi chúng ta tôn trọng con thì lúc đó trẻ cũng học được cách tôn trọng người khác.

Xem Thêm:   Văn mẫu về Bình Ngô đại cáo

Động viên và khen ngợi đúng lúc

Cách cư xử cũng như thái độ của người lớn là một trong những yếu tố làm cho các bé trai trở nên “cứng đầu”. Bởi vậy, cách tốt nhất để con ngoan ngoãn nghe lời đó là ba mẹ hãy dành những lời khen ngợi đúng lúc, nhất là khi bé làm được một việc tốt. Nếu chẳng may con làm sai một điều gì đó, phụ huynh không nên tỏ thái độ gay gắt với con mà hãy nhẹ nhàng trò chuyện, phân tích và động viên cho con hiểu.

Việc khuyến khích các bé phát huy những hành vi tích cực, rút kinh nghiệm từ những sai lầm sẽ giúp “con trai cưng” của ba mẹ dần trưởng thành hơn. Ngoài ra, khi con đạt được thành tích tốt trong học tập hoặc biết cách giúp đỡ người xung quanh, ba mẹ cũng nên tặng cho bé một phần thưởng nhỏ để bé thêm hào hứng hơn nhé!

cách dạy con trai nên người
Khen ngợi và nhắc nhở đúng lúc để con biết được việc nào nên và không nên làm

Lắng nghe những gì con nói

Những bé trai bướng bỉnh thường có những ý kiến riêng của mình và quyết tâm bảo vệ quan điểm đó đến cùng. Thay vì bắt ép con phải nghe theo lời mình, ba mẹ thử lắng nghe xem con đang thực sự muốn gì, cần gì để có thể cùng nhau trao đổi, tâm sự một cách cởi mở nhất. Khi bé chịu nói lên suy nghĩ của mình, ba mẹ hãy đóng vai trò là “cố vấn” đưa ra lời khuyên chứ không nên áp đặt con một cách cứng nhắc nhé!

Trò chuyện với con mỗi ngày

Trò chuyện với con mỗi ngày là cách dạy con trai hiệu quả và dễ áp dụng nhất. Hãy nắm bắt cảm xúc, tâm lý của con trẻ, từ đó gợi mở câu chuyện giúp bé dễ dàng chia sẻ những suy nghĩ, tâm tư, nguyện vọng mà bé không dám nói ra.

Ví dụ: Nếu thấy bé đang khó chịu, ba mẹ có thể lại gần và hỏi: “Điều gì khiến con trai của mẹ cảm thấy khó chịu vậy? Có thể nói cho mẹ biết không nào?” Hoặc “Ba mẹ có thể giúp gì con không?”, “ Con có đang gặp chuyện gì bực mình không?”,…

Việc trò chuyện với con mỗi ngày sẽ giúp trẻ cảm thấy mình được tôn trọng và lắng nghe hơn, ba mẹ hãy thử nhé!

Tạo không khí vui vẻ trong nhà

Tính cách của một đứa trẻ có ảnh hưởng rất lớn từ môi trường sống và việc giáo dục của ba mẹ. Nếu gia đình thường xuyên to tiếng thì các con cũng rất dễ trở nên bướng bỉnh, cục cằn và thô lỗ. Ngược lại, nếu lớn lên trong một gia đình đầm ấm, vui vẻ thì tuổi thơ của bé sẽ hạnh phúc hơn rất nhiều.

Một gia đình đầm ấm sẽ giúp các bé sống tình cảm hơn

Làm bạn với con

Làm bạn với con là một biểu hiện cụ thể của phương pháp tôn trọng trẻ. Chắc chắn, bé nào cũng sẽ cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ, dễ mở lòng hơn nếu ba mẹ hiểu những suy nghĩ của chúng dưới góc độ là một người bạn thân thiết.

Trên đây là nguyên nhân và cách dạy con trai mà Luật Trẻ Em Thủ Đô muốn chia sẻ với các bậc phụ huynh. Hi vọng nhờ những thông tin bổ ích trên, ba mẹ sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm cũng như “bỏ túi” được những phương pháp nuôi dạy bé trai ngoan ngoãn hiệu quả nhất. Chúc ba mẹ thành công!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *