Việc phát sinh quan hệ tình dục khi chưa đủ tuổi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tâm sinh lý của trẻ em. Để ngăn chặn và bảo vệ trẻ em trước tội phạm xâm hại tình dục, Bộ luật Hình sự đã có các quy định phù hợp để xử lý.

1. Xâm hại tình dục đồng giới nam có bị xử lý không?

Do sự phát triển của xã hội, vấn nạn xâm hại tình dục không chỉ xảy ra ở nữ, mà còn có cả nam.

Tại Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP đã có giải thích về một số thuật ngữ liên quan đến nhóm tội xâm hại tình dục như sau:

– Giao cấu là hành vi xâm nhập của bộ phận sinh dục nam vào bộ phận sinh dục nữ, với bất kỳ mức độ xâm nhập nào.

– Hành vi quan hệ tình dục khác là hành vi của những người cùng giới tính hay khác giới tính sử dụng bộ phận sinh dục nam, bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: ngón tay, ngón chân, lưỡi…), dụng cụ tình dục xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ, miệng, hậu môn của người khác với bất kỳ mức độ xâm nhập nào, bao gồm một trong các hành vi sau đây:

+ Đưa bộ phận sinh dục nam xâm nhập vào miệng, hậu môn của người khác;

+ Dùng bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: ngón tay, ngón chân, lưỡi…), dụng cụ tình dục xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ, hậu môn của người khác.

Giao cấu và quan hệ tình dục khác là 02 hành vi cùng được quy định tại tất cả các loại tội phạm xâm hại tình dục quy định tại Bộ luật Hình sự 2015.

Theo đó, quan hệ đồng giới nam là một dạng quan hệ tình dục khác và vẫn bị xử lý như bình thường nếu thuộc các trường hợp phạm tội xâm hại tình dục.

du ho tre em quan he dong gioi
Nhiễm HIV dụ dỗ trẻ em quan hệ đồng giới, bị xử lý thế nào? (Ảnh minh họa)

2. Dụ dỗ quan hệ đồng giới nam với trẻ em, phạm tội gì?

Trẻ em – người dưới 16 tuổi là đối tượng được pháp luật bảo vệ đặc biệt do chưa có nhận thức rõ ràng về kiến thức xã hội, thể chất còn đang phát triển.

Xem Thêm:   Các Quyền Của Trẻ Em Cập Nhật Chi Tiết Mới Nhất

Việc phát sinh quan hệ tình dục khi chưa đủ tuổi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tâm sinh lý của trẻ sau này. Để ngăn chặn và bảo vệ trẻ em trước tội phạm xâm hại tình dục, Bộ luật Hình sự đã có các quy định để xử lý hành vi dụ dỗ trẻ em dưới 16 tuổi quan hệ tình dục sớm.

Cụ thể, người đủ 18 tuổi trở lên quan hệ tự nguyện với người từ 13 đến dưới 16 tuổi do dụ dỗ, lôi kéo có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi quy định tại Điều 145 Bộ luật Hình sự.

Trường hợp dụ dỗ người dưới 13 tuổi quan hệ tình dục, người từ đủ 14 tuổi trở lên (căn cứ Điều 12 Bộ luật Hình sự) có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi quy định tại Điều 142 Bộ luật Hình sự.

3. Nhiễm HIV nhưng vẫn dụ dỗ trẻ em quan hệ đồng giới, bị xử lý thế nào?

Lây nhiễm HIV cho trẻ em qua đường tình dục là một trong những tình tiết định khung tăng nặng trong nhóm tội xâm hại tình dục. Trường hợp biết mình nhiễm HIV những vẫn dụ dỗ trẻ em quan hệ đồng giới, người phạm tội sẽ bị xử lý như sau:

Với Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi

Tại Điều 145 Bộ luật Hình sự quy định:

1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 144 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Có tính chất loạn luân;

d) Làm nạn nhân có thai;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

e) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Theo quy định trên, nếu biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn cố tình dụ dỗ trẻ từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi quan hệ tình dục, người từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện hành vi giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác với trẻ có thể bị áp dụng khung hình phạt nặng nhất là phạt từ 07 – 15 năm.

Xem Thêm:   Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em | Luật số 25/2004/QH11 của Quốc hội

Với Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi

Tại Điều 142 Bộ luật Hình sự quy định:

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ;

b) Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Có tính chất loạn luân;

b) Làm nạn nhân có thai;

c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;

đ) Phạm tội 02 lần trở lên;

e) Đối với 02 người trở lên;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Có tổ chức;

b) Nhiều người hiếp một người;

c) Đối với người dưới 10 tuổi;

d) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

đ) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;

e) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Theo quy định trên, nếu biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn cố tình dụ dỗ người dưới 13 tuổi quan hệ tình dục, người từ đủ 14 tuổi trở lên thực hiện hành vi giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác với trẻ có thể sẽ bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc thậm chí là tử hình.

Xem Thêm:   Cách báo tin bạo hành trẻ em qua đường dây nóng trên Zalo

4. Phát hiện trẻ em bị xâm hại, bạo hành: Báo ngay tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111

Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em là dịch vụ công đặc biệt thành lập theo quy định của Luật Trẻ em 2016, chịu sự quản lý của Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ Truyền thông thuộc Cục Trẻ em, thực hiện các nhiệm vụ:

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, hãy thông tin, báo cáo ngay qua:

– Số điện thoại tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111

– Ứng dụng Tổng đài 111

– Facebook Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte

– Zalo Tổng đài 111: https://zalo.me/1249273939821550616