Đối với mỗi gia đình có con chuẩn bị bước vào lớp 1 ngoài việc làm sao cho bé nhớ mặt chữ thì có lẽ dạy bé tập đánh vần, học ghép chữ sao cho chuẩn là vấn đề được quan tâm nhiều không kém. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp dạy bé tập đánh vần tiếng Việt tại nhà song cách nào mới mang lại hiệu quả mà lại tiết kiệm được thời gian cho ba mẹ? Hãy cùng Luật Trẻ Em Thủ Đô tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

Dạy bé đánh vần khi nào là hợp lý nhất?

Giai đoạn 5 năm đầu đời là lứa tuổi vàng cho sự phát triển về thể chất cũng như thế giới cảm xúc, tình cảm xã hội của trẻ. Không chỉ vậy, giai đoạn này bé cần học những bài học làm người đầu tiên, vui chơi giải trí và đặc biệt là phát triển nhận thức và ngôn ngữ phù hợp với lứa tuổi.

dạy bé đánh vần
Dạy bé tập đánh vần khi con đã vào lớp mẫu giáo 5 tuổi là hợp lý nhất

Hiện nay, có không ít các bậc phụ huynh cho học trước chương trình lớp 1 từ rất sớm so với tuổi của bé. Theo các chuyên gia, điều này là phản khoa học trong giáo dục với trẻ. Ba mẹ chỉ nên bắt đầu cho làm quen với chữ cái và con số khi bé đã vào lớp lá (lớp mẫu giáo 5 tuổi). Sau khi đã nhớ mặt chữ thì mới hướng dẫn bé tập đánh vần. Tuyệt đối không nên theo tâm lý số đông cho con đi học thêm, ép bé vào lịch học và tiếp nhận khối kiến thức quá lớn khi những điều kiện tinh thần và thể chất bé chưa sẵn sàng.

Tuy nhiên, trong giai đoạn này thì việc bé không nhớ mặt chữ luôn là vấn đề lớn mà các ba mẹ phải đối mặt. Vậy làm sao để bé nhớ mặt chữ? Những cách dạy trẻ nhớ mặt chữ vừa hiệu quả vừa tiết kiệm thời gian? Cùng tìm hiểu thêm qua bài viết “Cần làm gì để cải thiện tình trạng bé không nhớ mặt chữ?”.

Hướng dẫn ba mẹ các cách dạy bé đánh vần hiệu quả

Dạy bé nhận biết mặt chữ, dấu câu trước

Trước khi dạy bé ghép vần lớp 1, người lớn cần hướng dẫn các con nhớ mặt chữ và thanh điệu. Tiếng Việt có tổng cộng 29 chữ cái và 5 thanh điệu gồm: huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng. Đây là 2 thành tố quan trọng không thể thiếu để có thể học ghép vần và dạy bé lớp 1 viết chữ. Bởi vậy, ba mẹ nhớ kiểm tra xem bé đã thực sự nhớ hết mặt chữ và thanh điệu hay chưa nhé!

Xem Thêm:   Từ Vựng Thông Dụng Về Chủ Đề Quần Áo Trong Tiếng Anh

Một mẹo nhỏ giúp bé nhớ được nhiều chữ cái hơn đó là phụ huynh nên sử dụng bảng chữ cái có gắn những hình thù ngộ nghĩnh, hoặc những bộ đồ chơi chữ cái có màu sắc sinh động để thu hút sự chú ý và giúp bé nhớ lâu hơn. Thỉnh thoảng, ba mẹ hãy chỉ vào chữ cái bất kỳ trong sách hoặc các biển quảng cáo, biển báo giao thông,… và hỏi bé “con có biết đây là chữ gì không?” để bé được ôn tập một cách tự nhiên nhất.

bé học đánh vần
Dùng bảng chữ cái nhiều màu sắc sẽ giúp bé hào hứng hơn với việc học đánh vần

Nắm rõ các quy tắc đánh vần

Bước 1: Phân biệt tên gọi chữ cái và âm đọc

Dạy bé cách phân biệt tên gọi chữ cái và âm đọc chữ cái theo bảng sau

Ví dụ: Chữ b có tên gọi là “bê” nhưng âm đọc đúng của nó là “bờ”. Để dễ nhớ và phân biệt tên gọi – âm đọc, ba mẹ có thể tập cho bé ghi nhớ 1 câu thơ sau:

Chữ “bê” (b) em đọc là “bờ”

Chữ “xê” (c) em đọc là “cờ”, chuẩn không?

Lưu ý: Có 3 chữ cái c (xê), k (ca), q (quy) theo quy chuẩn hiện nay đều được đọc là “cờ”.

>>> Các bố mẹ cũng biết việc dạy bé đọc chữ cái sớm là phương pháp tốt song nếu không dạy trẻ đọc chữ cái đúng cách thì con sẽ rất khó tiếp thu. Vì thế để dạy trẻ học chữ cái đúng cách thì hãy tham khảo ngay bài viết sau “Bỏ túi bí quyết dạy bé đọc chữ cái nhanh và nhớ lâu”.

Bước 2: Đánh vần các phụ âm, nguyên âm ghi bởi 2 hoặc 3 chữ cái

Với các phụ âm, nguyên âm ghi bởi 2 hoặc 3 chữ cái thì phụ huynh hãy tập cho bé ghi nhớ với bảng trên

Bước 3: Cách đánh vần 1 tiếng

1 tiếng gồm đầy đủ có 3 thành phần: âm đầu – vần – thanh, trong đó bắt buộc phải có: vần – thanh, có thể có tiếng không có âm đầu. Vần đầy đủ phải có âm đệm, âm chính và âm cuối.

Ví dụ 1: Tiếng “an” có vần “an”“ và thanh ngang, không có âm đầu. Đánh vần như sau: a – nờ – an.

Ví dụ 2: Tiếng “án” có vần “an” và thanh sắc, không có âm đầu. Đánh vần như sau: a – nờ – an – sắc – án.

Ví dụ 3: Tiếng “cầu” có âm đầu là “c”, vần “âu” và thanh huyền. Đánh vần như sau: cờ – âu – câu – huyền – cầu.

Ví dụ 4: Tiếng “thiếu” có âm đầu là “th”, có vần “iêu” và thanh sắc. Đánh vần: thờ– iêu – nhiêu – sắc – thiếu.

Ví dụ 5: Tiếng “nhuyễn” có âm đầu là “nh”, có vần “uyên” và thanh ngã. Vần “uyên” có âm đệm là “u”, âm chính là “yê” và âm cuối là “n”.

Đánh vần “uyên” như sau: u – i – ê – nờ – uyên hoặc u – yê(ia) – nờ – uyên.

Xem Thêm:   Phương Pháp Dạy Tiếng Anh Cho Bé 1 Tuổi

Đánh vần “nhuyễn” như sau: nhờ – uyên – nhuyên – ngã – nhuyễn.

dạy bé tập đánh vần

Ví dụ 6: Tiếng “yểng”, không có âm đầu, có vần “yêng” và thanh hỏi.

Vần “yêng” có âm chính “yê”, âm cuối là “ng”. Đánh vần như sau: yêng – hỏi – yểng.

Ví dụ 7: Tiếng “bánh” có âm đầu là “b”, vần là “anh” và thanh sắc. Đánh vần vần “anh”: a – nhờ – anh.

Đánh vần tiếng “bánh”: bờ – anh – banh – sắc – bánh.

Ví dụ 8: Tiếng nghiêng có âm đầu là “ngh”, có vần “iêng” và thanh ngang. Vần “iêng” có âm chính “iê” và âm cuối là “ng”. Đánh vần tiếng nghiêng: ngờ – iêng – nghiêng. Đây là tiếng có nhiều chữ cái nhất của tiếng Việt.

Ví dụ 9: Với từ có 2 tiếng “con cua”, ta đánh vần từng tiếng: cờ – on – con – cờ – ua – cua.

Ví dụ 10: Phân biệt đánh vần “da” (trong da thịt ) và “gia” (trong gia đình).

  • “da” được đánh vần như sau: dờ – a – da.
  • “gia” có âm hoàn toàn như “da” song vì khách chính tả nên được đánh vần là: gi (đọc là di) – a – gia.

Dạy những từ đơn giản trước và cùng bé luyện tập thường xuyên

Ba mẹ hãy dạy trẻ đi từ dễ đến khó với những từ đơn giản và gần gũi trước, ví dụ như “ba”, “mẹ”, “bà”, “gà”… Khi trẻ đã ghép chữ thành thạo hơn mới tiếp tục dạy những từ ghép khó và dài. Như vậy quá trình học đánh vần cũng như việc tập đọc tiếng Việt sau này của bé sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều.

cách dạy bé đánh vần
Cho bé bắt đầu tập đánh vần với những từ ngắn và đơn giản trước

Kết hợp việc học đánh vần với vui chơi

Trẻ con bé nào mà chẳng ham chơi hơn ham học. Chính vì lẽ đó mà ba mẹ hãy tận dụng tâm lý này để dạy bé tập ghép chữ cái một cách hiệu quả bằng cách chuyển hóa các bài học đánh vần – ghép chữ vào các trò chơi mà con yêu thích.

Ví dụ như chơi trò ghép đôi. Ba mẹ hãy làm các tấm flashcards là nguyên âm và phụ âm để các bé ghép thành 1 chữ có nghĩa. Với mỗi chữ ghép và đọc đúng, mẹ hãy tặng cho bé một phần thưởng nhỏ để khích lệ tinh thần học tập cũng như tạo sự hứng thú cho con khi chơi trò chơi này.

Những sai lầm ba mẹ thường gặp khi dạy bé đánh vần – ghép chữ

Hiện nay, có rất nhiều ba mẹ theo xu hướng dạy bé đánh vần từ lúc 4 tuổi hoặc bé mới vào mẫu giáo lớn để khi lên lớp 1 sẽ không gặp khó khăn với môn Tiếng Việt. Thế nhưng, đối với các bạn nhỏ đang học mẫu giáo – lứa tuổi hiếu động và cực kỳ thích khám phá thì việc ngồi ngay ngắn với cuốn sách trên bàn học quả thật không phải là chuyện dễ dàng.

>>> Tham khảo thêm các khóa học dành cho trẻ mầm non tại Luật Trẻ Em Thủ Đô để có thể giúp bé lớn lên một cách khỏe mạnh và tự tin bước vào ngưỡng cửa đầu tiên của cuộc đời.

Xem Thêm:   Dạy Bé Cách Phát Âm Tiếng Anh Chuẩn Như Người Bản Xứ

Không chỉ vậy, nếu ba mẹ dạy bé học đánh vần không đúng cách thì sẽ khiến việc học ở trường của bé thêm khó khăn và vất vả. Bởi vậy, để dạy bé đánh vần ghép chữ hiệu quả như mong muốn thì phụ huynh nên tránh mắc phải nhiều sai lầm.

Sai lầm 1: Dạy bé đánh vần theo kiểu cũ

Cách đánh vần tiếng Việt hiện nay được dạy và học theo hướng dẫn của sách cải cách giáo dục. Vì vậy, so với khi chưa cải cách thì phương pháp dạy đánh vần đã thay đổi khá nhiều. Thế nên, nếu ba mẹ không nắm được cách dạy bé đánh vần hiện hành mà vẫn dạy bé theo các kiến thức cũ thì rất dễ khiến con mất căn bản đánh vần khi bé vào lớp 1.

Bảng chữ cái tiếng Việt và âm đọc chữ cái hiện hành cho ba mẹ tham khảo

Cách khắc phục duy nhất là phụ huynh hãy tham khảo cách dạy bé học đánh vần đúng theo sách cải cách. Khi nào thực sự hiểu và nắm rõ được phương pháp thì hãy bắt đầu truyền đạt lại cho con ba mẹ nhé!

Sai lầm 2:Ép bé học quá nhiều

Đây cũng là một trong những sai lầm tai hại khá lớn trong việc dạy con nói chung, dạy bé tập đánh vần nói riêng. Không phải phụ huynh nào cũng biết rằng, các em nhỏ ở độ tuổi chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa của lớp 1 thường không có khả năng tập trung cao. Hơn thế nữa, đa số các bé lứa tuổi này chỉ có thể tiếp thu và tập trung học trong vòng 15 – 20 phút. Sau đó hầu như bé nào cũng sẽ bị lôi cuốn bởi những thứ mới lạ xung quanh mình. Bởi vậy, không ngạc nhiên khi các bậc phụ huynh đều đặn dạy bé mỗi ngày, học đánh vần, dạy bé ghép chữ liên tục nhưng hậu quả là các con không những không hiểu bài mà còn tỏ ra chán nản, sợ hãi mỗi khi ngồi vào bàn học.

Vậy mỗi ngày ba mẹ nên dạy bé tập ghép chữ bao nhiêu là đủ? Câu trả lời là với các bé từ 5 – 6 tuổi, thời gian tốt nhất để bé học hiệu quả là chỉ từ 5 – 10 phút/ngày. Bên cạnh dạy bé học, ba mẹ cũng có thể lồng ghép các hoạt động vui chơi giải trí vào việc học để tăng sự hứng thú cho con.

dạy bé ghép vần lớp 1
Không nên ép bé học đánh vần quá nhiều vì dễ gây ra tâm lý sợ hãi việc học

Tuy nhiên, phụ huynh cũng cần lưu ý à việc dạy bé tập đánh vần tại nhà phải diễn ra đều đặn mỗi ngày và có sự kỷ luật trong thời gian học để hình thành thói quen tốt cho bé.

Sai lầm 3: Không kiên nhẫn

Phụ huynh thiếu kiên nhẫn khi dạy bé tập đánh vần là điều không tránh khỏi. Thế nhưng, ba mẹ cũng nên lưu ý là ở giai đoạn này trẻ có khả năng tiếp thu nhanh và sẽ không thể ghi nhớ tốt như người lớn. Do đó, thay vì mất bình tĩnh, nóng nảy và la mắng trẻ thì hãy tìm các phương pháp dạy học phù hợp hoặc cùng lúc ba mẹ có thể kết hợp nhiều phương pháp lại với nhau, miễn là phù hợp và có hiệu quả.

Dạy bé tập đánh vần sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả nếu như ba mẹ chuẩn bị cho mình một phương pháp phù hợp. Luật Trẻ Em Thủ Đô hy vọng rằng những kinh nghiệm nêu trên sẽ phần nào giúp cho các bé tiến bộ hơn trong học tập cũng như có một nền tảng thật vững chắc khi vào lớp 1. Chúc ba mẹ thành công!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *